Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Từ hội họa đến nghệ thuật áo dài

Giang Lam - 20:12, 07/06/2024

Theo dòng chảy hiện đại, người trẻ thường dễ cuốn theo những điều mới mẻ, tân tiến. Thế nhưng đối với nữ họa sĩ người Tày Vi Việt Nga, cội nguồn trong mỗi nét vẽ từ tranh truyền thống mới thực sự làm chị tìm được nguồn năng lượng. Từ đam mê sáng tác tranh khắc gỗ, chị bước sang một hành trình mới là quảng bá tác phẩm của mình trên những tà áo dài truyền thống, mang đến hiệu ứng nghệ thuật tích cực trong lòng công chúng.

Họa sĩ Vi Việt Nga bên bộ sưu tập áo dài mang tên Bản sắc Việt
Họa sĩ Vi Việt Nga bên bộ sưu tập áo dài mang tên Bản sắc Việt

Lựa chọn dòng tranh “khó nhằn”

Họa sĩ Vi Việt Nga sinh ra, lớn lên ở một bản làng người Tày tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay, chị đang công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ngay từ nhỏ, chị đã sớm thể hiện niềm đam mê nghệ thuật hội họa với nhiều bức tranh vẽ phong cảnh thiên nhiên, con người miền núi.

Suốt từ tháng năm sinh viên đến nay, chị đều theo đuổi dòng tranh khắc gỗ truyền thống. Dù chung thủy với một đề tài nhưng chị không lặp lại sự nhàm chán mà mỗi bức tranh đều đậm chất riêng, được thể hiện bằng hơi thở nguồn cội, niềm tự hào của dân tộc.

Trước sau, Vi Việt Nga vẫn luôn trung thành với quan niệm nghệ thuật luôn bắt nguồn từ đời sống. Đó là những nét phong tục, tập quán của người Tày, người Dao, Mông ở giữa một vùng núi non Việt Bắc hùng vĩ.

Trước tác phẩm của Vi Việt Nga, người xem có thể say mê đứng hàng giờ mà ngắm, mà liên tưởng, mà bình... Tranh của chị toát lên tình cảm đối với nhân vật. Sự tỉ mẩn, cách tạo hình đẹp cả về nét, hình khối màu sắc thật khiến người ta phải nể phục, trầm trồ. Chị bảo, quy trình sáng tạo tranh khắc gỗ là kết quả của một quá trình lao động công phu phức tạp. Khó khăn nhất khi thực hiện kỹ thuật khắc gỗ là đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ, cẩn thận sao cho các đường nét không bị hỏng.

Người thợ khéo tay sẽ tạo ra những đường nét thanh mảnh, duyên dáng, các chi tiết phức tạp, thể hiện được hồn cốt của tác phẩm. Sáng tạo tranh khắc gỗ thì không thể dễ dàng thay đổi từng nét vẽ như tranh sơn dầu. Và, có khi khắc gần xong một bức chân dung nhưng đến công đoạn cuối cùng, người họa sĩ khắc đôi mắt bị lệch là coi như phải bỏ luôn cả tác phẩm, không thể khắc phục được.

Tác phẩm tranh khắc gỗ của họa sĩ Vi Việt Nga
Tác phẩm tranh khắc gỗ của họa sĩ Vi Việt Nga

Nhiều người thắc mắc tại sao chị vẫn luôn thủy chung với dòng tranh “khó nhằn” này thì Vi Việt Nga lý giải giản đơn. Chị thích dòng tranh truyền thống, hơn nữa khắc gỗ giúp chị cảm thấy thỏa mãn nhất khi thể hiện tác phẩm miền núi, tiếng nói tâm tình đồng bào mình bằng nguyên liệu gần gũi, thân thương gắn với bản làng mình.

Thăng hoa cùng khắc gỗ

Xem tranh của họa sĩ Vi Việt Nga, người xem sẽ bắt gặp những phong cảnh miền núi thân thuộc và tha thiết đến mức có thể chạm được đến nỗi nhớ về quê hương. Trong không gian miền núi bình yên tươi đẹp, hình ảnh ngôi nhà sàn thấp thoáng hay những cô gái chăm chỉ dệt vải, một gia đình nhỏ ngập tràn niềm vui… Hay có thể là những buổi chợ phiên, đôi lứa hẹn hò bên triền núi, đôi bạn nhỏ đi học về, những người nông dân thu hoạch mùa vụ…

Những khoảnh khắc đời thường bước vào sáng tác của chị một cách tự nhiên, chân thực, giản đơn. Tất cả tựa như một bài thơ nhỏ xinh mà khi đọc ngay tựa đề ta cũng có thể thả hồn “chữa lành”, những xúc cảm an yên lần lượt ùa về…Như: “Quê em”, “Làm then”, “Chợ phiên”, “Tâm tình”…

Với chị, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là qua tranh, chị có thể nói lên tiếng nói của cuộc sống miền núi nơi đây, những suy tư, trăn trở của đồng bào mình, để được hiểu, được chia sẻ. Tranh của chị được ví như là thước phim hồi ký về quê hương, ghi chậm về sức sống kỳ diệu của đất và người miền núi... Đặc biệt, Vi Việt Nga còn có một con đường riêng quảng bá tác phẩm của mình. Đó là đưa hình ảnh tranh của mình in lên tà áo dài truyền thống. Chị học thêm Khoa Tạo dáng công nghiệp - chuyên ngành Thiết kế đồ họa của Viện Đại học mở Hà Nội. Năm 2017, Vi Việt Nga theo học lớp thiết kế áo dài của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam.

Tranh khắc gỗ Quê em do họa sỹ Vi Việt Nga sáng tác.
Tranh khắc gỗ Quê em do họa sĩ Vi Việt Nga sáng tác

Ban đầu, điều khó khăn nhất với Vi Việt Nga là làm sao để giữ được màu sắc nguyên bản của tranh “Tôi đã phải nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều ngày để tính toán sao cho có được kết quả ưng ý nhất. Quan trọng là làm sao để màu sắc, các chi tiết của tranh được sắc nét, rõ ràng vì in lên vải rất khó. Nếu chất liệu vải không tốt sẽ khiến tranh bị mờ, nhòe. Vì thế, tôi đã chọn chất liệu vải cao cấp để các bức tranh được hiện lên sống động và vô cùng nghệ thuật” sang trọng và quý phái, với phương pháp cắt thiết kế hoàn toàn mới nhằm tôn phom dáng người phụ nữ Việt Nam và xử lý triệt để các khuyết điểm mà phương pháp cắt may thông thường để lại.

Năm 2019, chị mở triển lãm cá nhân với hàng chục tác phẩm tranh khắc gỗ và những bộ áo dài do chị thiết kế, được in tranh do chị sáng tác. Triển lãm mang tên “Bản sắc Việt” đã thu hút đông đảo công chúng yêu nghệ thuật biểu diễn.

Ngoài ra, nhiều năm nay chị liên tục tham gia nhiều show diễn áo dài trong nước. Tên tuổi của chị được giới thời trang yêu mến bởi sức sáng tạo, nét dịu dàng, nền nã riêng có của cô gái Tày Việt Bắc.

Với Vi Việt Nga, mỗi bức tranh là một câu chuyện bản làng mình, mỗi tà áo dài là một câu chuyện văn hóa. Suốt nhiều năm nay, chị cần mẫn, thủ thỉ kể những câu chuyện bình yên, đẹp đẽ như để tưới mát tâm hồn mỗi người với thông điệp: “Mỗi chúng ta hãy chậm cảm nhận những điều giản dị để yêu lấy khoảnh khắc đời thường, trân trọng những gì ta đang có”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hàng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Euro 2024: Xác định 2 cặp đấu Bán kết - Màn so tài kinh điển của 4 cái tên mạnh nhất

Euro 2024: Xác định 2 cặp đấu Bán kết - Màn so tài kinh điển của 4 cái tên mạnh nhất

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Euro 2024 đang đi đến những vòng đấu cuối cùng, 4 cái tên mạnh nhất góp mặt tại vòng Bán kết là Pháp gặp Tây Ban Nha và Anh gặp Hà Lan.
Thanh Hóa: Nhiều hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ

Thanh Hóa: Nhiều hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 1 giờ trước
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh đang có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, trong đó có 86 hồ chứa đã xuống cấp, hư hỏng, gây mất an toàn. Hiện mùa mưa bão đang đến gần, những công trình hồ, đập bị xuống cấp, hư hỏng nặng vẫn chưa được tu sửa do các địa phương, đơn vị quản lý hồ, đập đang thiếu nguồn vốn đầu tư, sửa chữa.
Bóng chuyền nữ Việt Nam tạo ra kỳ tích lịch sử - Lần đầu tiên vươn lên hạng 32 thế giới

Bóng chuyền nữ Việt Nam tạo ra kỳ tích lịch sử - Lần đầu tiên vươn lên hạng 32 thế giới

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam vừa giành chiến thắng trong trận tranh hạng 3 trước đội tuyển Bỉ, tại giải FIVB Challenger Cup 2024. Chiến thắng này đã làm nên một dấu mốc mới cho lịch sử Bóng chuyền nữ Việt Nam, khi đứng ở vị trí thứ 3 tại một giải đấu chính thức cấp độ thế giới của Liên đoàn Bóng chuyền thế giới, đồng thời vươn lên vị trí 32 thế giới.
Hà Giang: Tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Hà Giang: Tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Hướng đến kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 7/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ.
Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Kinh tế - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Tìm hiểu từ thực tế, hầu hết người dân cũng đã nhận thức được, việc phát triển rừng gỗ lớn, khai thác, chế biến lâm sản từ rừng, không những đem lại thu nhập cao, cải thiện kinh tế mà còn có cơ hội tích lũy làm giàu bền vững. Thế nhưng, khi tiếp cận chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, người dân và ngay cả địa phương khi triển khai đều gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khiến họ không con mặn mà với việc tham gia trồng rừng gỗ lớn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 27): Gỡ khó trong xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản vùng DTTS và miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 27): Gỡ khó trong xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản vùng DTTS và miền núi

Vai trò của thiết chế văn hóa thôn, bản đã rất rõ ràng nhưng tại nhiều địa phương, đặc biệt là vùng DTTS và miền núi đang trong tình trạng xây dựng và hoạt động kém hiệu quả. Đây cũng là một trong những nội dung được nêu ra tại nghị trường phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đối với người đứng đầu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về chủ đề: Gỡ khó trong xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản vùng DTTS và miền núi.
Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Lợi ích kép” (Bài 1)

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Lợi ích kép” (Bài 1)

Kinh tế - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị Quyết 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 về việc quy định một số chính sách đặc thù để phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy, nâng cao chất lượng nước và ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt góp phần tạo sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân vùng cao, vùng DTTS. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn, cả người dân và cơ sở đều đang gặp nhiều vướng mắc, cần phải có sự điều chỉnh để cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với thực tiễn hơn.
Quảng Ninh: Hàng trăm hộ dân sống khốn khổ trong dự án “treo”

Quảng Ninh: Hàng trăm hộ dân sống khốn khổ trong dự án “treo”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, dự án khai thác đất sét ở thôn Xích Thổ, xã Thống Nhất, TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị “giậm chân tại chỗ” hơn một thập kỷ đã và đang để lại hệ lụy khiến hàng trăm hộ dân trong vùng dự án sống trong cảnh nhà cửa sập xệ, giao thông không được đầu tư.
Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

Phóng sự - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Ở Nam Định người chơi được kèn Tây không hiếm. Hầu hết các giáo xứ, giáo họ trong tỉnh có đến 25% dân số theo đạo Công giáo này đều có hội kèn, mỗi hội có từ vài chục đến cả trăm người. Nhưng vừa chơi được kèn vừa làm ra được những chiếc kèn đồng vốn có xuất xứ từ phương Tây, thì chỉ có người dân xứ đạo Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).
Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Photo - Thanh Thuận - 2 giờ trước
Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hàng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.
Euro 2024: Bi kịch phản lưới khiến Thổ Nhĩ Kỳ gục gã trước Hà Lan

Euro 2024: Bi kịch phản lưới khiến Thổ Nhĩ Kỳ gục gã trước Hà Lan

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Trận Tứ kết Euro 2024 giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra hết sức kịch tính với 3 bàn thắng được ghi. Chung cuộc, đội tuyển bản lĩnh hơn là Hà Lan đã vượt qua đối thủ để giành quyền đi tiếp.