Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Hà (Lào Cai): Chuẩn hóa du lịch cộng đồng từ thành quả xây dựng nông thôn mới

Hào Hương - 10:54, 19/11/2024

Nếu như Lào Cai là địa phương đứng đầu cả nước về phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) thì huyện Bắc Hà là điểm sáng của tỉnh trong khai thác giá trị loại hình này để bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Bắc Hà đang phát huy thành quả xây dựng nông thôn mới, từng bước chuẩn hóa các điểm DLCĐ trên địa bàn, theo định hướng của UBND tỉnh Lào Cai tại Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 05/9/2024.

Tả Chải được biết đến là miền đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và có nền văn hóa đậm đà bản sắc của gần 10 dân tộc anh em, nổi bật là văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. (Ảnh: Tráng Xuân Cường)
Tả Chải được biết đến là miền đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và có nền văn hóa đậm đà bản sắc của gần 10 dân tộc anh em, nổi bật là văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. (Ảnh: Tráng Xuân Cường)

Điểm sáng Tà Chải

Thực hiện Nghị quyết số 1197/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai, từ ngày 01/11/2024, xã Tà Chải được sáp nhập vào thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà. Theo đó, toàn bộ diện tích (5,02km2) và dân số (3.342 nhân khẩu) của xã Tà Chải nhập vào thị trấn.

Sau sáp nhập, thị trấn Bắc Hà sẽ có không gian phát triển mới, tiền đề để nâng cấp trở thành đô thị loại IV giai đoạn 2025 – 2030; đồng thời cũng mở ra cơ hội phát triển mới cho Tà Chải – một điểm sáng về DLCĐ trên cao nguyên trắng.

Trước khi sáp nhập, xã Tà Chải đã “về đích” nông thôn mới (NTM) nâng cao vào tháng 7/2022. Tại thời điểm đạt chuẩn, toàn xã có 100% đường trục thôn, xóm, ngõ xóm được bê tông hóa; 100% tuyến đường giao thông nông thôn thường xuyên đảm bảo xanh - sạch - đẹp; 98,9% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng...

Diện mạo thôn Na Lo, xã Tà Chải, nay là thị trấn Bắc Hà.
Diện mạo thôn Na Lo, xã Tà Chải, nay là thị trấn Bắc Hà.

Lâu nay, Tả Chải được biết đến là miền đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và có nền văn hóa đậm đà bản sắc của gần 10 dân tộc anh em, nổi bật là văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Đây chính là thế mạnh để Tả Chải phát triển loại hình DLCĐ.

DLCĐ ở Tà Chải được “tiếp sức” từ thành quả xây dựng NTM. Diện mạo NTM ở Tà Chải được tô điểm bởi các homestay, tất cả đều là nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày. 

Sau khi sáp nhập, kỳ vọng đô thị du lịch trung tâm thị trấn sẽ có bước phát triển nhanh và bứt phá. Bởi sáp nhập địa giới hành chính sẽ tạo nguồn lực, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương”.

Nguyễn Duy HòaÔng Bí thư Huyện ủy Bắc Hà (Phát biểu tại Kỳ họp thứ 11 của HĐND thị trấn Bắc Hà được tổ chức ngày 08/11/2024)

Theo thống kê, trên địa bàn xã hiện có 17 homestay, tập trung chủ yếu ở thôn Na Lo và thôn Na Kim Với những đặc trưng riêng có và cách làm du lịch bài bản, nhóm cơ sở lưu trú homestay ở Tả Chải đã được Hiệp hội Du lịch các quốc gia ASEAN công nhận đạt chuẩn homestay ASEAN. 

Danh hiệu này khẳng định thương hiệu du lịch và thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Tà Chải nói riêng, Bắc Hà nói chung.

Việc xã Tà Chải sáp nhập vào thị trấn Bắc Hà thực sự là “cú hích” quan trọng để địa phương này tiếp tục thu hút đầu tư, đưa thị trấn xứng tầm đô thị trung tâm của khu du lịch đặc sắc của tỉnh Lào Cai và của khu vực Tây Bắc.

Tiếp đà những thành tựu trong xây dựng NTM, xã Tà Chải (cũ) sau khi sáp nhập vào thị trấn được hưởng lợi từ quy hoạch chung đô thị Bắc Hà. Cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, huyện Bắc Hà đã và đang tập trung xây dựng hạ tầng du lịch để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Bắc Hà sau sáp nhập.

Điểm nhấn trong đó, là dự án Khu nhà ở kết hợp làng văn hóa du lịch phía Nam hồ Na Cồ. Dự án nằm trên khu vực giáp ranh giữa thị trấn Bắc Hà và xã Tà Chải (cũ), với diện tích hơn 6,1 ha, tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 572 tỷ đồng.

Sau sáp nhập, thị trấn Bắc Hà sẽ có không gian phát triển mới tiền đề để nâng cấp trở thành đô thị loại IV giai đoạn 2025 – 2030; đồng thời cũng mở ra cơ hội phát triển mới cho Tà Chải – một điểm sáng về DLCĐ trên cao nguyên trắng. (Trong ảnh: Thị trấn Bắc Hà bồng bềnh trong sương sớm)
Sau sáp nhập, thị trấn Bắc Hà sẽ có không gian phát triển mới tiền đề để nâng cấp trở thành đô thị loại IV giai đoạn 2025 – 2030; đồng thời cũng mở ra cơ hội phát triển mới cho Tà Chải – một điểm sáng về DLCĐ trên cao nguyên trắng. (Trong ảnh: Thị trấn Bắc Hà bồng bềnh trong sương sớm)

Theo quy hoạch, nơi đây sẽ xây dựng một khu đô thị tiện ích bao gồm: Khu nhà ở kết hợp làng văn hóa du lịch đáp ứng được tối đa nhu cầu của dân cư sinh sống tại địa phương, các xã lân cận và các nhà đầu tư có nhu cầu lưu trú, phát triển văn hóa, dịch vụ, du lịch tại khu vực này.

Hướng tới chuẩn hóa

Từ điểm sáng Tà Chải, huyện Bắc Hà đang tập trung triển khai các giải pháp để phát triển du lịch bền vững, tạo đột phá để phát triển kinh tế - xã hội. Ở khu vực nông thôn, tiềm năng DLCĐ sẽ được khai thác để thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM ở các địa phương trên địa bàn huyện.

Xã Bản Liền có khoảng 500 hộ thì có trên 400 hộ dân tham gia liên kết sản xuất cùng Hợp tác xã Chè hữu cơ Bản Liền. Toàn xã có khoảng 140ha chè Shan Tuyết được công nhận chè hữu cơ. Năm 2019, chè Bản Liền được bông nhận đạt OCOP hạng 5 sao đầu tiên của Lào Cai.

Như xã Bản Liền, là địa phương thuộc trong danh sách 10 xã phấn đấu được công nhận đạt chuẩn trong năm 2024 của tỉnh Lào Cai. 

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã làm dãn tiến độ thực hiện một số tiêu chí xây dựng NTM của xã, nhất là tiêu chí nhà ở dân cư, giao thông, thu nhập...

Theo ông Đặng Hùng Cường, Chủ tịch UBND xã bản Liền, ngày 23/10/2024, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức cuộc họp nghe các đơn vị, địa phương báo cáo tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2024. Thiệt hại nặng nề do thiên tai nên xã Bản Liền xin lùi tiến độ “về đích” NTM vào năm 2025.

Để đạt mục tiêu này, một trong những nguồn lực, đồng thời là động lực để Bản Liền nỗ lực vượt khó là tiềm năng DLCĐ. Đến Bản Liền, du khách có dịp trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, đồi chè Shan tuyết cổ thụ xanh ngút ngàn, những thửa ruộng bậc thang vào mùa nước đổ, mùa vàng đẹp mê hồn khiến bất cứ ai đến đây cũng phải say đắm.

Hiện toàn xã có 12 hộ dân làm homestay. Hoàn lưu cơn bão số 3 tháng 9/2024 không ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh dịch vụ DLCĐ, nhưng do các tuyến đường giao thông nông thôn liên thôn, liên xã nhiều điểm bị sạt lở nên đã khiến cho du khách di chuyển đến đây gặp nhiều khó khăn.

Một trong những nguồn lực, đồng thời là động lực để Bản Liền nỗ lực vượt khó là tiềm năng DLCĐ. (Trong ảnh: Một góc homestay Bản Liền Pine ở xã Bản Liền)
Một trong những nguồn lực, đồng thời là động lực để Bản Liền nỗ lực vượt khó là tiềm năng DLCĐ. (Trong ảnh: Một góc homestay Bản Liền Pine ở xã Bản Liền)

Cũng như Bản Liền, nhiều địa phương khác trên cao nguyên trắng Bắc Hà có tiềm năng phát triển DLCĐ. Theo ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Hà, nói đến du lịch cao nguyên trắng là nói đến tuyến du lịch sông Chảy, đến chợ văn hóa Cốc Ly, khám phá Hang Tiên, thăm di tích lịch sử thành cổ Trung Đô, dinh thự Hoàng A Tưởng; khám phá văn hóa bản làng người Tày, người Mông; xem nghề rèn, nghề nấu rượu truyền thống của người Mông Bản Phố; làng văn hóa Tả Van Chư,…

Phát huy những lợi thế phát triển du lịch, trong đó điểm nhấn là DLCĐ, Bắc Hà đã khôi phục thành công các lễ hội truyền thống: Lễ hội đua ngựa, đánh quay, kéo co, lễ hội xuống đồng,… nhằm thu hút khách du lịch lưu trú tại địa phương. Từ các chương trình dư án ngân sách nhà nước, huyện Bắc hà đã và đang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại một số thôn, bản có tiềm năng.

Theo Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 07/7/2022 về thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Bắc Hà đặt mục tiêu đến nưm 2025, tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đạt 01 triệu lượt khách; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 65 triệu đồng/người/năm.

Riêng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2021 đến năm 2025, huyện Bắc Hà được giao 646,553 tỷ đồng để thực hiện. 

Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất,... thì huyện tập trung hỗ trợ khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hoá để nâng cao mức thụ hưởng về văn hoá đồng bào các DTTS gắn với phát triển DLCĐ.

Theo Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Hà Bùi Văn Vinh, để DLCĐ phát triển bền vững, tạo “cú hích” trong xây dựng NTM, thì các địa phương phải từng bước nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực. Như điểm DLCĐ Tà Chải là một ví dụ; với việc được công nhận đạt chuẩn homestay ASEAN, doanh thu từ du lịch đã góp phần quan trọng để Tà Chải “về đích” NTM nâng cao trước khi sáp nhập vào thị trấn Bắc Hà.

Đây cũng là định hướng của UBND tỉnh Lào Cai trong Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 05/9/2024.

Bắc Hà (Lào Cai) Chuẩn hóa du lịch cộng đồng từ thành quả xây dựng nông thôn mới 5
Những nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày đã và đang thu hút ngày càng nhiều du khách đến khám phá Bản Liền, huyện Bắc Hà.

Trong đề án này, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030, có 7 mô hình DLCĐ đạt tiêu chuẩn ASEAN, 11 mô hình DLCĐ đáp ứng điều kiện điểm du lịch cấp tỉnh hoặc TCVN 13259:2020 Du lịch cộng đồng - Yêu cầu về chất lượng dịch vụ; 7 thôn thực hiện mô hình DLCĐ theo đề án được công nhận thôn NTM, thôn kiểu mẫu.

Để chuẩn hóa DLCĐ, UBND tỉnh dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030”, là gần 338 tỷ đồng. 

Từ nguồn lực này, tỉnh sẽ hỗ trợ các địa phương, hộ kinh doanh hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; bảo tồn, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, ẩm thực, nông nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030, đón 1,7 triệu lượt khách tham quan loại hình du lịch cộng đồng; thu từ du lịch cộng đồng chiếm 10% tổng số thu từ khách du lịch của tỉnh.

Lào Cai là địa phương tiên phong trong cả nước về DLCĐ với 457 cơ sở homestay; đồng thời là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Hiệp hội Du lịch các quốc gia ASEAN công nhận đạt chuẩn homestay ASEAN đối với nhóm cơ sở lưu trú tại gia của đồng bào Giáy xã Tả Van (thị xã Sa Pa) và đồng bào Tày xã Tà Chải ( nay sáp nhập vào thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà). Đầu năm 2023, trong khuôn khổ Diễn đàn du lịch Đông Nam Á - ATF 2023 tại Indonesia, cụm homestay xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) được trao giải thưởng Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) ASEAN lần thứ 4. Đây là những giải thưởng cao quý của ASEAN góp phần tôn vinh và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao trong khu vực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều Đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Chiều 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV. Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội điều hành phiên trù bị
Lào Cai: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can vi phạm về quản lý đất đai

Lào Cai: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can vi phạm về quản lý đất đai

Pháp luật - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ Công an tỉnh Lào Cai cho biết, ngày 19/11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lào Cai) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 02 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều Đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Phóng sự - Thanh Liêm - 4 giờ trước
Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ Đắk Nông rồi chảy về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều năm qua, rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt đã điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện; đồng thời, tạo nguồn thuỷ sản phong phú và đánh thức nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương.
An Giang: Bắt Phó Giám đốc công ty gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 9,6 tỷ đồng

An Giang: Bắt Phó Giám đốc công ty gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 9,6 tỷ đồng

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Tầm - 4 giờ trước
Sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (sinh năm 1991, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt), trú thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang, về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Các quyết định và lệnh đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh phê chuẩn.
Tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng làng Ơp

Tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng làng Ơp

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng làng Ơp. Thầy giáo trẻ nơi rẻo cao Phước Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”

Quảng Ninh: Công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”

Du lịch - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 20/11, tại Tp. Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”.
Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng: Hội nghị kiểm điểm, đánh giá xếp loại năm 2024

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng: Hội nghị kiểm điểm, đánh giá xếp loại năm 2024

Tin tức - V.Long - N.Tâm - 5 giờ trước
Ngày 20/11, Đại tá Nguyễn Trìu Mến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng đã chủ trì Hội nghị kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân Ban Thường vụ năm 2024 và ra Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ năm 2025 của Đảng ủy BĐBP tỉnh Sóc Trăng. Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các ban Đảng của Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Cà Mau: Cứu vớt thành công thuyền viên trôi dạt trên biển

Cà Mau: Cứu vớt thành công thuyền viên trôi dạt trên biển

Tin tức - Tào Đạt - Hoàng Tá - 5 giờ trước
Sáng 20/11, Thượng tá Đoàn Công Nghiệp - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ đội Biên phòng Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa kịp thời cứu vớt thành công một thuyền viên trôi dạt trên biển.
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế năm 2024

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế năm 2024

Tin tức - Minh Thu - 5 giờ trước
Sáng 20/11, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) đã khai mạc tại Hà Nội,
Luật Nhà giáo: Quy định cụ thể các chính sách cho nhà giáo vùng khó khăn

Luật Nhà giáo: Quy định cụ thể các chính sách cho nhà giáo vùng khó khăn

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Tại phiên thảo luận, nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm tới các chính sách cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.