Ngày 27/2, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng DTTS dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ” năm học 2024 - 2025.
Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024. Từ dữ liệu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngày 26/3, tại huyện Kông Chro, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị truyền thông “Tín dụng an toàn cho phụ nữ” cho 90 chị em phụ nữ là Chi hội trưởng, hội viên nòng cốt, hội viên phụ nữ đặc biệt, hội viên phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện.
Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.
Những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, qua đó góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi của tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, với nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng DTTS, từ đó tạo động lực giúp người dân ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kinh tế -
Thanh Phong -
4 giờ trước Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại. Nhiều sản phẩm đã trở thành thế mạnh của địa phương được tiêu thụ ở các kênh phân phối và xuất khẩu. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đồng hành với nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản để quảng bá và vươn ra các thị trường lớn hơn.
Tin tức -
Ngọc Thu -
17:18, 18/12/2024 Trong 2 ngày 17 và 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình điểm “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS năm 2024” tại huyện Mang Yang và Chư Prông.
Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư sinh sống không tập trung, nhận thức người dân còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS gặp phải muôn vàn khó khăn. Thế nhưng hiện nay, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ này còn quá thấp, dẫn đến khó giữ chân họ trong nghề. Đây cũng là lý do chính, khiến không ít cán bộ y tế không mặn mà hoặc rời bỏ với công việc tìm hướng mưu sinh khác. Đây cũng là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải pháp nào giữ chân cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS?
Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Nếu như Lào Cai là địa phương đứng đầu cả nước về phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) thì huyện Bắc Hà là điểm sáng của tỉnh trong khai thác giá trị loại hình này để bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Bắc Hà đang phát huy thành quả xây dựng nông thôn mới, từng bước chuẩn hóa các điểm DLCĐ trên địa bàn, theo định hướng của UBND tỉnh Lào Cai tại Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 05/9/2024.
Với sự am hiểu về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán kết hợp với những kiến thức được tuyên truyền từ các chiến dịch, sáng kiến truyền thông, các chương trình lồng ghép giới trong nhà trường, cộng đồng... sẽ giúp cho đội ngũ thanh niên DTTS phát huy được vai trò tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu nhằm góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Niềm vui xen lẫn tự hào, xúc động là những cảm xúc rõ nét nhất mà chúng tôi ghi lại được trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9/2024. Vùng đồng bào DTTS Lâm Đồng có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án thì sự tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của chính người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng tôi xin trích một số ý kiến của Đại biểu tham dự Đại hội lần này nhằm làm rõ nhận định trên.
Thời sự -
Hoàng Quý -
16:59, 16/09/2024 Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Tin tức -
Ngọc Thu -
15:52, 25/09/2024 Ngày 25/9, Vụ Tổng hợp (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khai mạc Lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Media -
Ngọc Chí -
11:06, 15/10/2024 Qua 4 năm triển khai, công tác chuyển đổi số của tỉnh Kon Tum đã đạt được một số kết quả tích cực, việc chuyển đổi số giúp người dân được tiếp cận nhanh chóng các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước, đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao chất lượng sống ở vùng đồng bào DTTS.
Media -
Ngọc Thu -
21:09, 02/10/2024 Thời gian qua, thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025), Hội LHPN huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.
Ngày 18/9, UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Tham gia Hội thi có 11 đội thi đến từ các xã thuộc vùng DTTS và miền núi.
Những năm vừa qua, TP. Hà Nội đã dành một nguồn lực không nhỏ để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện vùng đồng bào DTTS. Nhờ vậy, đời sống đồng bào trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt…
Thời sự -
Hoàng Quý -
16:26, 19/09/2024 Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.