Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS

Hà Anh - 22:17, 27/12/2024

Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.

Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT trò chuyện với các em học sinh trường Dự bị đại học dân tộc trung ương trong ngày khai giảng
Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT trò chuyện với các em học sinh trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương trong ngày khai giảng

Nội dung Tiểu dự án 2 nhằm đầu tư củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh DTTS để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người DTTS. Từ đó, góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Toàn quốc hiện có 4 trường dự bị đại học dân tộc, gồm Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học dân tộc Sầm Sơn, Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương Nha Trang, Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh. Thực tế chứng minh, các trường dự bị đại học dân tộc là cầu nối rất quan trọng để học sinh DTTS, nhất là học sinh DTTS rất ít người có cơ hội bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học. Trong nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tiêu biểu nhất phải kể tới Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương thuộc hệ thống các trường chuyên biệt của cả nước. Nhà trường đã có lịch sử gần 50 năm xây dựng và phát triển. Đây là ngôi trường dự bị đầu tiên được thành lập trong cả nước để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Từ mái trường này, đã chắp cánh ước mơ cho hàng chục ngàn học sinh các thế hệ đã trưởng thành, hiện đang công tác, làm việc ở khắp mọi miền Tổ quốc; nhiều người là những cán bộ lãnh đạo ở các vị trí quan trọng từ Trung ương đến địa phương và đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của miền núi và vùng đồng bào DTTS, đưa miền núi mau tiến kịp miền xuôi.

Hiện nay, Trường dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là trường có quy mô bồi dưỡng hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước. Năm học 2023-2024, chất lượng bồi dưỡng dự bị đại học được nâng lên với kết quả đầu ra đạt 99% học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học; trong đó có 50% học sinh đỗ thẳng theo nguyện vọng vào các trường Đại học, nhiều học sinh đỗ vào các trường khối ngành An ninh, Quân đội, Y tế bằng điểm thi tốt nghiệp THPT… Mùa tuyển sinh năm học 2024 - 2025, Nhà trường nhận được hàng chục nghìn lượt quan tâm, tìm hiếu thông tin, với hơn 5.000 lượt đăng ký trực tuyến và hơn 3.000 hồ sơ gửi về, để Nhà trường tuyển sinh 1.200 học sinh.

Chương trình MTQG 1719 dành nguồn lực quan trọng đầu tư về cơ sở vật chất phát triển các trường Dự bị Đại học
Chương trình MTQG 1719 dành nguồn lực quan trọng đầu tư về cơ sở vật chất phát triển các trường Dự bị Đại học

Hay như Trường Dự bị Đại học Sầm Sơn với 142 cán bộ, giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất khang trang, có khả năng tuyển sinh từ 1.000 - 1.200 học sinh hằng năm cũng là một địa chỉ tin cậy đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Năm học 2024 - 2025, Trường tuyển sinh Khóa 22 hệ Dự bị Đại học được gần 602 em học sinh, thuộc 31 dân tộc khác nhau, từ 23 tỉnh thành. Tất cả các em đều ở những vùng dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới hải đảo với điều kiện kinh tế - xã hội rất nhiều khó khăn…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống các trường dự bị đại học cũng đang gặp phải không ít những khó khăn. Hiện nay, 3/4 trường Dự bị đại học dân tộc không tuyển đủ chỉ tiêu, trong đó có những trường chỉ tuyển được 50% học sinh, mặc dù học sinh của các trường Dự bị đại học được hưởng rất nhiều ưu đãi. Tỷ lệ học sinh đỗ thẳng vào các trường đại học đã đạt khoảng 55%, một số trường đạt tới trên 90%, nên học sinh DTTS có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn ngành học khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.

Bên cạnh đó, nhu cầu của học sinh đối với loại hình Dự bị đại học đang ngày càng giảm sút do chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế gia đình, sự thay đổi trong thị trường lao động cần “nhiều thợ hơn thầy”. Đây là những khó khăn, thách thức mà các cơ sở giáo dục Dự bị đại học phải tìm cách tháo gỡ, có hướng đi đột phá, để vừa bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm, cũng như nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhằm tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030…

Để tháo gỡ những khó khăn này, ngày 24/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1292/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp đó, theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 26/9/2022, các trường dự bị đại học dân tộc được chuyển cơ quan quản lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc.

Quyết sách này là giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho các trường dự bị đại học dân tộc thực hiện tốt hơn chức năng trường chuyên biệt trong giáo dục đào tạo. Đồng thời, là bước chuẩn bị cho việc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được tổ chức thực hiện bắt đầu từ năm 2021.

Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành nguồn lực đầu tư rất lớn vào lĩnh vực giáo dục dân tộc.

Cụ thể, để củng cố phát triển mô hình chuyên biệt này, Dự án 4 trong Chương trình MTQG 1719 đã dành riêng Tiểu dự án 2 về đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc với mục tiêu củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh DTTS để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người DTTS.

Từ nguồn lực này, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc đã được quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Đơn cử, đối với Dự án Đầu tư cơ sở vật chất cho Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang cũng được dự kiến đầu tư với hơn 197 tỷ đồng từ vốn đầu tư phát triển Ngân sách Trung ương (theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Nâng cao chất lượng bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
Nâng cao chất lượng bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

Dự án được thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025, tại 2 địa điểm, bao gồm: Cơ sở 1: Số 46 Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Lập, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Cơ sở 2: Bắc Hòn Ông, xã Phước Đồng, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để bảo đảm tiến độ thực hiện, Dự án được chia thành 2 dự án thành phần, cùng thực hiện song song. Theo đó, Dự án thành phần 1 bao gồm cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập cho Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang. Dự án thành phần 2 sẽ đầu tư xây dựng tại cơ sở Bắc Hòn Ông, xã Phước Đồng, Tp. Nha Trang…

Cùng với đó, Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719 về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với 4 tiểu dự án kèm theo cũng dành nguồn lực không nhỏ lên tới 128,266 tỷ đồng cho các cơ sở giáo dục dân tộc, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực đào tạo dự bị đại học.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho biết: Trong Chương trình MTQG 1719 có thiết kế các tiểu dự án riêng dành cho các trường dự bị đại học dân tộc. Đây là cơ sở để các cơ sở giáo dục dự bị đại học được đầu tư, phát triển toàn diện về mọi mặt trong thời gian tới, nhằm phát huy thế mạnh của loại trường chuyên biệt, qua đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Qua đó có thể thấy, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 chính là nền tảng vô cùng quan trọng để các cơ sở giáo dục dự bị đại học được đầu tư, phát triển toàn diện về mọi mặt trong thời gian tới. Và vấn đề còn lại chính là nội tại của các trường dự bị đại học trong việc chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo mà thôi.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố thành lập Tp. Đông Triều

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố thành lập Tp. Đông Triều

Trang địa phương - Mỹ Dung - 21:55, 02/01/2025
Tối 1/1, Lễ công bố thành lập Tp. Đông Triều và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được địa phương long trọng tổ chức. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Thanh tham dự buổi Lễ.
Kon Tum: Hoàn thành công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Kon Tum: Hoàn thành công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Tin tức - Ngọc Chí - 20:01, 02/01/2025
Sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, gần 16 giờ, chiều ngày 02/01/2025, các lực lượng chức năng đã tìm thấy đầy đủ thi thể 2 nạn nhân còn lại trong vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ

Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ

Thời sự - PV - 18:54, 02/01/2025
Sáng 2/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; đại diện lãnh đạo các đơn vị Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chủ tịch nước.
Đã tìm thấy 2 nạn nhân mất tích vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Đã tìm thấy 2 nạn nhân mất tích vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Thời sự - Ngọc Chí - 14:33, 02/01/2025
Đến 14 giờ ngày 02/01/2025, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, thi thể 2 nạn nhân không còn nguyên vẹn nên quá trình tìm kiếm vẫn đang được tiếp tục.
Có 167 bệnh, nhóm bệnh không cần làm thủ tục chuyển tuyến

Có 167 bệnh, nhóm bệnh không cần làm thủ tục chuyển tuyến

Sức khỏe - Minh Nhật - 11:44, 02/01/2025
Theo Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, có 62 bệnh, nhóm bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu; danh mục 167 bệnh, nhóm bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản sẽ được thông tuyến mà không cần phải làm thủ tục chuyển tuyến.
Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai

Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 31/12/2024, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm Hoa đăng Ninh Kiều. Khám phá “thác nước bảy tầng” Chiềng Khoa. Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Nậm Pồ và Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Nậm Pồ và Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 08:41, 02/01/2025
Để kịp thời động viên, hỗ trợ đồng bào các dân tộc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, đầm ấm, ngày 01/01/2025, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã đến thăm, chúc Tết các tập thể có thành tích, đóng góp cho công tác dân tộc, Người có uy tín và đồng bào các dân tộc 2 huyện Nậm Pồ và Mường Nhé của tỉnh Điện Biên. Tham gia Đoàn công tác có đại diện Lãnh đạo Vụ Tuyên truyền, UBDT. Về phía tỉnh Điện Biên, có lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh.
Cao Bằng đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025

Cao Bằng đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025

Du lịch - Minh Nhật - 21:22, 01/01/2025
Sáng 1/1, tại phố đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức chương trình đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Cao Bằng trong năm 2025.
Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 16:28, 01/01/2025
Ngày 1/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức chương trình chào đón vị khách du lịch thứ 1.500.000 và đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Đắk Lắk nhân dịp Tết Dương lịch năm 2025.
Hội An (Quảng Nam) đón đoàn khách Ý “xông đất” năm 2025

Hội An (Quảng Nam) đón đoàn khách Ý “xông đất” năm 2025

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 14:37, 01/01/2025
Ngày đầu năm mới 2025, TP. Hội An tổ chức đón đoàn khách nước Ý "xông đất" Đô thị cổ Hội An năm 2025 tại Chùa Cầu. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng đến dự và tặng quà chúc mừng đoàn khách.
Thế giới hân hoan chào đón năm mới

Thế giới hân hoan chào đón năm mới

Tin tức - Anh Trúc - 14:30, 01/01/2025
Các thành phố lớn trên khắp thế giới đang tràn ngập trong bầu không khí rộn ràng chào đón năm mới 2025, với những hy vọng về năm mới tươi sáng hơn sau năm cũ đầy biến động.