Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sóc Trăng: Đặc sắc Lễ cúng trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Tào Đạt - 2 giờ trước

Tối 14/11, tại chùa Khleang (thành phố Sóc Trăng) đã diễn ra Lễ cúng trăng của đồng bào Khmer. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng.

Các vị cao niên là người có uy tín trong đồng bào Khmer thực hiện nghi lễ dưới ánh trăng
Các vị cao niên là Người có uy tín trong đồng bào Khmer thực hiện nghi lễ cúng trăng

Lễ cúng trăng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, thể hiện khát vọng và tình cảm của con người đối với con người và con người đối với thiên nhiên.

Ngoài ra, còn có ý nghĩa tâm linh được thể hiện qua các vật cúng và vật trang trí như: Hai cây trụ làm cổng ngay bàn cúng tượng trưng cho “Vành đai vũ trụ”, chiếc bàn tượng trưng cho “Trái đất”, 2 cây mía tượng trưng cho “sự sinh sôi, nảy nở”, 12 lá trầu được treo hai bên cổng tượng trưng cho “12 tháng trong năm và 12 con giáp”… và một số bánh kẹo, khoai củ, cốm dẹp để cúng dâng, tưởng nhớ đến công ơn Thần Mặt Trăng vốn được người Khmer coi là thần bảo hộ cho mùa màng tốt tươi, giúp cho con người làm ăn phát đạt trong năm mới.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng Sơn Pô  cho biết, tổ chức Lễ cúng trăng hằng năm không chỉ là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer, mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa du lịch của tỉnh Sóc Trăng, để thu hút du khách đến với Sóc Trăng ngày một nhiều hơn. Đồng thời, tôn vinh giá trị di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer và nhằm nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, phát huy giá di sản văn hóa truyền thống các DTTS của tỉnh.

Tại buổi lễ, sau lời khấn tạ ơn và đọc kinh cầu phúc là nghi thức đút cốm dẹp. Dưới ánh trăng, đại diện các vị cao niên là Người có uy tín trong đồng bào Khmer tận tay đút từng miếng cốm dẹp cho trẻ nhỏ, thanh thiếu niên… kèm theo những câu hỏi về ước mong, hoài bão trong cuộc sống.

Kết thúc nghi lễ đút cốm dẹp, mọi người cùng thưởng thức các vật lễ đã cúng và xem các nghệ nhân Khmer tái hiện hoạt động làm cốm dẹp của đồng bào Khmer.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến hành khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới tại tỉnh Bình Phước.
Tin nổi bật trang chủ
Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!
18 tỉnh, thành phố tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024

18 tỉnh, thành phố tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESSCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tối 14/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của 100 gian hàng giới thiệu các sản phẩm du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề của 18 tỉnh, thành phố.
Hành vi bạo lực học đường sẽ bị xử lý ra sao?

Hành vi bạo lực học đường sẽ bị xử lý ra sao?

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bạo lực học đường từ lâu trở thành một vấn nạn nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Mèo Vạc (Hà Giang): Nỗ lực để học sinh được tiếp cận với môi trường học tập tốt nhất

Mèo Vạc (Hà Giang): Nỗ lực để học sinh được tiếp cận với môi trường học tập tốt nhất

Giáo dục - Minh Chuyên - 1 giờ trước
Xác định việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đổi mới, sáng tạo, lấy người học làm trung tâm; từ đó đã và đang mang lại những kết quả tích cực trong công tác dạy và học.
Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Thời sự - Khánh Thư - 1 giờ trước
Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến hành khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới tại tỉnh Bình Phước.
Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ cho rừng của địa phương. Còn người dân sống gần rừng, thì có thêm thu nhập, cải thiện đời sống để thêm gắn bó với rừng.
Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An

Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI. Mê đắm cánh đồng cỏ lau ở Đà Nẵng. Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Sáng 15/11, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững".
Thanh Hóa: Đưa kiến thức pháp luật vào học đường thông qua hình thức sân khấu hóa

Thanh Hóa: Đưa kiến thức pháp luật vào học đường thông qua hình thức sân khấu hóa

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Thực tế, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Những đứa trẻ sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bé 4 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 4 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bé 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mức độ nặng, tiên lượng tử vong có biểu hiện sụt cân nhanh, nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi..
Vai trò của Người có uy tín trong công tác tuyên truyền: Nhìn lại cuộc điều tra 53 DTTS ở Đắk Nông

Vai trò của Người có uy tín trong công tác tuyên truyền: Nhìn lại cuộc điều tra 53 DTTS ở Đắk Nông

Người có uy tín - Lê Hường - 2 giờ trước
Tỉnh Đắk Nông có hơn 227 nghìn đồng bào DTTS, chiếm 32,17% dân số toàn tỉnh. Địa bàn rộng, đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành cuộc điều tra, thu nhập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 đúng tiến độ, số liệu đảm bảo, tỉnh Đắk Nông xác định công tác tuyên truyền, vận động phải đi trước một bước để đồng bào các dân tộc nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra.
Người có uy tín với sự phát triển vùng biên giới Ngọc Hồi

Người có uy tín với sự phát triển vùng biên giới Ngọc Hồi

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) luôn thể hiện vị trí, vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương... Với những đóng góp thầm lặng, đội ngũ Người có uy tín đã chung tay xây dựng huyện biên giới Ngọc Hồi ngày một phát triển.