Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đèn nước và ghe Cà Hâu khoe sắc trên dòng sông Maspéro

Tào Đạt - 06:54, 13/11/2024

Tối 12/11, tại sông Maspéro (Sóc Trăng) đã diễn ra hoạt động trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu, với sự tham gia của đại diện các chùa của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng. 20 chiếc đèn nước và 4 ghe Cà Hâu đồng loạt phát sáng đã khiến cho cả đoạn sông trở nên lung linh sắc màu. Đây là một trong những hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

Trong chuỗi hoạt động Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, từ ngày 12-14/11, trên sông Maspéro - đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôi Protip và ghe Cà Hâu.
Trong chuỗi hoạt động Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, từ ngày 12 - 14/11, trên sông Maspéro - đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôi Protip và ghe Cà Hâu
Trong khung cảnh trời đêm, dòng sông lấp lánh sắc màu của những chiếc đèn nước đầy tính nghệ thuật. Chương trình đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách đến với Sóc Trăng.
Trong khung cảnh trời đêm, dòng sông lấp lánh sắc màu của những chiếc đèn nước đầy tính nghệ thuật. Chương trình đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách đến với Sóc Trăng
Chị Lý Thị Chanh (44 tuổi, trú tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: Là dân tộc Khmer nên mỗi năm khi đến Lễ Oóc Om Bóc đều đến xem trình diễn thả đèn nước. Hoạt động này không chỉ giúp bản thân hiểu thêm về văn hóa dân tộc, mà còn là dịp giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài tỉnh
Chị Lý Thị Chanh (44 tuổi, trú tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: Là dân tộc Khmer nên mỗi năm khi đến Lễ Oóc Om Bóc đều đến xem trình diễn thả đèn nước. Hoạt động này không chỉ giúp bản thân hiểu thêm về văn hóa dân tộc, mà còn là dịp giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài tỉnh
Trên dòng sông Maspéro, ngoài những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước lung linh còn có những chiếc ghe Cà Hâu được phục dựng sinh động, đẹp mắt.
Trên dòng sông Maspéro, ngoài những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước lung linh còn có những chiếc ghe Cà Hâu được phục dựng sinh động, đẹp mắt
Ông Sơn Pô, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết: Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu được triển khai từ kế hoạch thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025
Ông Sơn Pô - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết: Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu được triển khai từ kế hoạch thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025
Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu là một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa - du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách, góp phần cho không khí Lễ hội Oóc Om Bóc náo nhiệt, tạo nên sự đa dạng của văn hóa Sóc Trăng nói riêng, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu là một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa - du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách, góp phần cho không khí Lễ hội Oóc Om Bóc náo nhiệt, tạo nên sự đa dạng của văn hóa Sóc Trăng nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Theo quan niệm của người Khmer, nghi lễ Lôi Protip (Thả đèn nước) trong Lễ hội Óoc Om Bóc mang đậm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp và sắc màu tôn giáo. Nhưng thực chất đó chính là hình thức mà người Khmer muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với thiên nhiên, cầu xin sự tha thứ của các vị Thần về những hành động của con người đã làm tổn hại đến đất và nước, đến môi trường xung quanh.
Theo quan niệm của người Khmer, nghi lễ Lôi Protip (Thả đèn nước) trong Lễ hội Oóc Om Bóc mang đậm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp và sắc màu tôn giáo. Nhưng thực chất đó chính là hình thức mà người Khmer muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với thiên nhiên, cầu xin sự tha thứ của các vị Thần về những hành động của con người đã làm tổn hại đến đất và nước, đến môi trường xung quanh
Đèn nước được mô phỏng theo giống kiến trúc của những ngôi chánh điện hoặc ngọn tháp với phần khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại để tạo sự vững chãi; phần thân, mái ngói, chóp của thuyền được tạo hình bằng giấy bìa cứng; bên ngoài được trang trí với hoa, đèn và nhang, bên trong bày vật cúng tế.
Đèn nước được mô phỏng giống kiến trúc của những ngôi chánh điện hoặc ngọn tháp với phần khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại để tạo sự vững chãi; phần thân, mái ngói, chóp của thuyền được tạo hình bằng giấy bìa cứng; bên ngoài được trang trí với hoa, đèn và nhang, bên trong bày vật cúng tế
Ghe Cà Hâu được hiểu là ghe hầu, loại thuyền độc mộc dành cho Thượng tọa, Đại đức, người có uy tín ngồi, chỉ đạo các đội thi đấu trong các cuộc đua ghe Ngo. Ngoài ra, ghe Cà Hâu còn dùng để chuyên chở lương thực, nước uống, dàn nhạc... phục vụ, tiếp hậu cần cho đội ghe Ngo trong những cuộc đua, đường đua.
Ghe Cà Hâu được hiểu là ghe hầu, loại thuyền độc mộc dành cho Thượng tọa, Đại đức, Người có uy tín ngồi, chỉ đạo các đội thi đấu trong các cuộc đua ghe Ngo. Ngoài ra, ghe Cà Hâu còn dùng để chuyên chở lương thực, nước uống, dàn nhạc... phục vụ, tiếp hậu cần cho đội ghe Ngo trong những cuộc đua, đường đua
Hiện nay, ghe Cà Hâu không còn được dùng trong các dịp đua ghe Ngo của đồng bào Khmer như trước nhưng với ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn những vật dụng sinh hoạt, có giá trị văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào, một số ghe Cà Hâu cổ thiết kế, trang trí kỳ công, vẫn đang được các chùa Khmer ở Sóc Trăng đưa vào bảo quản, trưng bày.
Hiện nay, ghe Cà Hâu không còn được dùng trong các dịp đua ghe Ngo của đồng bào Khmer như trước. Nhưng với ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn những vật dụng sinh hoạt, có giá trị văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào, một số ghe Cà Hâu cổ thiết kế, trang trí kỳ công, vẫn đang được các chùa Khmer ở Sóc Trăng đưa vào bảo quản, trưng bày
Buổi trình diễn thu hút đông đảo người dân tới xem
Buổi trình diễn thu hút đông đảo người dân tới xem
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thiếu nữ Lô Lô với hoa Tam giác mạch trên cao nguyên đá Đồng Văn

Thiếu nữ Lô Lô với hoa Tam giác mạch trên cao nguyên đá Đồng Văn

Thời điểm này, khắp các núi đồi trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) những bông hoa Tam giác mạch bung nở. Sắc hồng tím nhẹ nhàng, thuần khiết, hòa quyện cùng những bộ trang phục truyền thống của đồng bào Lô Lô, càng tô điểm thêm cảnh quan núi rừng hùng vĩ làm say lòng du khách khi đến với mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Góp phần đạt mục tiêu mô hình mẫu toàn diện cấp tỉnh (Bài 2)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Góp phần đạt mục tiêu mô hình mẫu toàn diện cấp tỉnh (Bài 2)

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - Hà Nhi - 5 phút trước
Xác định là xu thế phát triển tất yếu, Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) một cách toàn diện, hiệu quả. Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở các cấp, các ngành mà đang ngày càng lan tỏa rộng rãi tới từng bản, làng, thôn, xóm, từ miền núi cao đến hải đảo xa xôi, từng bước giúp người dân làm chủ công nghệ, thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn, miền núi với thành thị.
Thanh Hóa: Người có uy tín-Những

Thanh Hóa: Người có uy tín-Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng quê hương

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 phút trước
Tại các địa phương vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa, Người có uy tín đang tiếp tục thể hiện vai trò là cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động khuyến khích đồng bào chấp hành tốt các chính sách, pháp luật, đoàn kết xây dựng quê hương. Được chính quyền ghi nhận và quan tâm chăm lo đầy đủ chính sách, Nhân dân tôn trọng lắng nghe ý kiến, những Người có uy tín càng thể hiện vai trò “cánh chim đầu đàn” trong xây dựng và phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Họp báo thông tin về Chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ nhất

Họp báo thông tin về Chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ nhất

Tin tức - Hà Minh Hưng - 8 phút trước
Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường tổ chức Họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ nhất, năm 2024. Ông Vũ Xuân Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường chủ trì buổi Họp báo.
Na Hang với công tác giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Na Hang với công tác giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 9 phút trước
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng DTTS. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn vùng đồng bào DTTS tại các xã vùng sâu, vùng xa, huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nhiều giải pháp.
Tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng giảm mạnh

Tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng giảm mạnh

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 14 phút trước
Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát sinh 76 trường hợp tảo hôn, không xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, các trường hợp tảo hôn chủ yếu xảy ra tại huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang và Hòa An. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn giảm 13,6% so cùng kỳ năm 2023.
Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về "Rẻo cao hạnh phúc". Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén . Thương nhớ màu chàm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ

Kon Tum: Mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Chí - 15 phút trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI

Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 15 phút trước
Tối 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.
Dân ca

Dân ca "Páo Dung" trước nguy cơ mai một

Sắc màu 54 - Vàng Ni - 20 phút trước
Với mong muốn phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa DTTS trong bối cảnh hiện đại, Dự án “Tỏa” với tọa đàm “Ru dương” do các bạn sinh viên dân tộc Dao tổ chức góp phần bảo tồn và lan tỏa những nét đẹp văn hóa dân tộc Dao.
Hội thi trình diễn nghệ thuật Khèn Mông huyện Bắc Hà lần thứ 3 sẽ được tổ chức trong tháng 12

Hội thi trình diễn nghệ thuật Khèn Mông huyện Bắc Hà lần thứ 3 sẽ được tổ chức trong tháng 12

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 23 phút trước
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cây Khèn Mông, ngày 7/12/2024 huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi trình diễn nghệ thuật Khèn Mông huyện Bắc Hà lần thứ 3. Đây cũng là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi sự kiện của Festival cao nguyên trắng Bắc Hà với chủ đề "Nghiêng say mùa Đông".
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Khoa học - Công nghệ - PV - 25 phút trước
Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”, hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.