Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Thạch Đờ Ni - 17:03, 11/10/2024

Trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội; trong đó ghe ngo là sản phẩm văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào. Chiếc ghe ngo gắn liền với văn hóa Khmer Nam Bộ, đua ghe ngo cũng vì thế chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh.

 Lễ hội Ooc Om Bok - Đua ghe ngo là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Nguồn: dulichsoctrang.org
Lễ hội Ooc Om Bok - Đua ghe ngo là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Nguồn: dulichsoctrang.org

Chuyển chở giá trị văn hóa

Chiếc ghe ngo mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hóa đặc trưng riêng biệt của người Khmer. Theo Giáo sư Huỳnh Lứa, ghe ngo không phải là sản phẩm của một cá nhân hay một tập thể bất kỳ nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer tạo ra.

Ghe ngo nguyên thủy là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây. Nhưng ngày nay, việc tìm cây sao vừa to, vừa dài rất khó khăn, nên người Khmer đã dùng những mảnh ván ghép lại với nhau để thay thế.

Ghe ngo được làm gần giống hình con rắn dài khoảng từ 25m đến 30m. Ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m. Đầu được uốn cong lên, như hình đầu rắn. Ở đuôi ghe hay gọi là sau lái cũng được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu một chút. Người ta đóng từ 24 đến 27 cây thanh ngang trên chiếc ghe, để vừa cho hai người ngồi. Mỗi ghe phải đảm bảo từ 40 đến 60 người ngồi bơi và chỉ huy.

Vẽ hoa văn cho ghe ngo.
Vẽ hoa văn cho ghe ngo.

Ghe ngo có ba người điều khiển, một người ngồi mũi chuyên về chỉ đạo tâm linh của ghe đua, tổ chức lễ cúng xuống ghe, chỉ đạo toàn ghe, điều khiển kỹ thuật bơi của ghe đua; Một người ngồi giữa và một người ngồi phía sau giữ nhiệm vụ thổi còi để thúc giục và điều chỉnh kỹ thuật bơi của các vận động viên.

Người Khmer tin rằng, ghe ngo là vật thiêng. Làm việc gì liên quan tới ghe ngo đều phải làm lễ cầu xin. Ví dụ như trước mỗi kỳ đua ghe ngo phải làm lễ "xuống ghe" (hạ thuỷ) để cầu thần linh (prey) đến trợ giúp đội ghe đi bơi thắng lợi.

Văn hóa tâm linh của người Khmer Nam Bộ thể hiện trong việc chọn biểu tượng cho ghe ngo. Mỗi chiếc ghe có một biểu tượng riêng. Việc chọn biểu tượng ghe ngo liên quan đến địa danh, hay quan niệm truyền thống của từng chùa. Thông thường, biểu tượng của ghe ngo là các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh như là loài chim, loài thú, loài cá có sức sống mãnh liệt và bơi, bay, chạy nhanh.

Nghi lễ cúng hạ thủy cho ghe ngo.
Nghi lễ cúng hạ thủy cho ghe ngo

Yếu tố tâm linh còn được tìm thấy trong quan niệm xem mỗi chiếc ghe có một vị thần bảo hộ, như: Srey Khmav, Konseng Sorya, Kontong Khiev, Chum tiev Ok, Chum Tiev Tay… Các vị thần này tạo nên sức mạnh của ghe cũng như đảm bảo sự an toàn cho vận động viên tham gia đua ghe ngo. Điều này thể hiện sức mạnh tôn giáo, niềm tin vào sự che chở của thần linh đối với các hoạt động nhân sinh, nhất cử nhất động đều phải cử hành lễ cầu xin, như: Lễ mở cửa rừng xin cây làm ghe, lễ khởi công làm ghe ngo, lễ khánh thành ghe ngo, lễ đưa ghe lên nhà ghe, lễ hạ thủy ghe ngo… Ngoài ra, ghe ngo còn biểu trưng cho sự đoàn kết, keo sơn của từng thành viên trong phum sóc tạo nên một sức mạnh tổng hợp để bảo vệ và giúp nhau trong cuộc sống thường nhật.

Dòng sông đua ghe ngo ở tỉnh Sóc Trăng.
Dòng sông đua ghe ngo ở tỉnh Sóc Trăng

Bảo tồn - phát huy lễ hội đua ghe ngo

Văn hóa tâm linh của người Khmer Nam Bộ thể hiện trong việc chọn biểu tượng cho ghe ngo. Mỗi chiếc ghe có một biểu tượng riêng. Việc chọn biểu tượng ghe ngo liên quan đến địa danh hay quan niệm truyền thống của từng chùa. Thông thường, biểu tượng của ghe ngo là các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh như là loài chim, loài thú, loài cá có sức sống mãnh liệt và bơi, bay, chạy nhanh.

Những năm qua, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đời sống kinh tế cho đồng bào dân tộc Khmer, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong đồng bào dân tộc Khmer nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho đồng bào. Các hoạt động văn hóa, thể thao vùng đồng bào Khmer được duy trì và phát triển lên tầm cao mới, nổi bật là phong trào đua ghe ngo, qua đó góp phần đắc lực vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Với ý nghĩa quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ kinh phí cho các chùa Khmer đóng ghe ngo mới; tổ chức các cuộc đua ghe ngo vào dịp lễ xuất hạ của sư sãi Khmer và dịp Lễ Ooc Om Bok để đồng bào Khmer tham gia, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, từ năm 2013, Lễ hội đua ghe ngo được nâng lên thành Festival đua ghe ngo mang tầm khu vực và quốc gia và được tổ chức thường niên 2 năm 1 lần tại tỉnh Sóc Trăng.

Lễ hội đua ghe ngo ngày nay đã trở thành ngày hội chung của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, làm cho mối quan hệ cộng đồng các dân tộc ở miền Tây Nam Bộ ngày càng gắn kết. Đồng bào Khmer tổ chức Lễ hội đua ghe ngo như để mọi người vui chơi, đọ sức, tranh tài. Đua ghe ngo từ lâu đã trở thành biểu tượng của sức mạnh tinh thần và sự đoàn kết trong đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Khmer vùng sông nước miền Tây.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 9 phút trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 21 phút trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 30 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 47 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 56 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.