Du lịch -
Thạch Đờ Ni -
17:03, 11/10/2024 Trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội; trong đó ghe ngo là sản phẩm văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào. Chiếc ghe ngo gắn liền với văn hóa Khmer Nam Bộ, đua ghe ngo cũng vì thế chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh.
Phóng sự -
Thanh Hải -
19:40, 13/09/2024 Bầu tĩnh lặng của đại ngàn Pù Mát, Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) thời gian qua bị phá tan bởi những tiếng ầm vang, rộn rã nhiều thứ tiếng từ máy xúc, máy ủi, máy khoan cọc cạch liên hồi… cùng tiếng của những chuyến xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng từ trung tâm xã Môn Sơn ra vào hối hả. Nơi thâm sơn đại ngàn Pù Mát đang từng bước xuất hiện những công trình phục vụ đời sống dân sinh cho bà con Đan Lai.
Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Từ đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.
Media -
BDT -
20:00, 17/10/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công cuộc chuyển đổi số (CĐS) ở Cà Mau hiện đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp từ các khóm, ấp đến thành thị, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Xã hội -
Thảo Linh - Đặng Trọng Hộ -
19:06, 14/10/2024 Văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên là môi trường để hình thành luật tục, trở thành nguồn tư liệu dân gian quý giá, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa từng dân tộc. Những bài ca luật tục là minh chứng tạo nên giá trị tinh thần, có chức năng tự điều chỉnh và tự giáo dục cho các thành viên trong cộng đồng, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững cho khu vực Tây Nguyên.
Tháng 9/2024, bão số 3 và hoàn lưu sau bão ở các tỉnh phía Bắc, bão số 4 đổ vào các tỉnh miền Trung đã gây tổn thất nặng nề về người và tài sản. Người dân ở các địa bàn vừa trải qua bão lũ, nhất là đồng bào DTTS đang cần được hỗ trợ kịp thời, với chính sách đủ mạnh để tái thiết, kiến tạo lại đời sống cả trước mắt cũng như lâu dài.
Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trên mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Qua đó, góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019 huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân được huyện chú trọng, là ưu tiên cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhờ được học nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nhiều người đồng bào DTTS có trên địa bàn huyện thu nhập ổn định, đời sống nâng cao.
Media -
BDT -
20:00, 20/08/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát cửa khẩu ngăn dịch đậu mùa khỉ. Phong trào xóa đường hẹp, mở đường lớn ở xã miền núi Bồng Khê. Phú Yên: Niềm vui từ những phiên chợ 0 đồng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Nhân dịp năm mới, Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn ông Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, về những kết quả cũng như giải pháp triển khai trong thời gian tới.
Kinh tế -
Tào Đạt -
07:27, 20/08/2024 Tả Ngảo là xã vùng cao của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí còn hạn chế và hệ lụy của các hủ tục. Thời gian qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, phù hợp tình hình thực tiễn, góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn, cùng với đó, đời sống người dân cũng ngày càng được nâng cao.
Thời gian qua, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ vậy, cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc trên địa bàn Sơn Dương đang ngày càng đổi thay.
Thời gian qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt đời sống của đồng bào các DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK được cải thiện rõ rệt. Có được kết quả đó, là nhờ địa phương đã triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của người dân. Để làm rõ thêm về hiệu quả quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc; cũng như kế hoạch, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh trong thời gian tới, bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã dành cho phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển một cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 14 ngày 8/10/2018 của Tỉnh ủy về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030, đời sống bà con đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đức Trọng đã được nâng cao đáng kể.
Kinh tế -
Thành Nhân -
07:06, 18/11/2022 Ninh Phước là huyện có đông đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận. Toàn huyện hiện có 10.998 hộ đồng bào Chăm với 49.729 nhân khẩu sinh sống tập trung tại 22 thôn, khu phố thuộc địa bàn 7 xã, thị trấn. Nhiều năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển để đưa đời sống kinh tế, văn hóa vùng đồng bào Chăm ngày càng khởi sắc.
Năm 2018, tỉnh Hà Giang đã giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai Chương trình 135 (CT135). Với sự vào cuộc quyết liệt, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng được cải thiện. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Thành, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang xung quanh nội dung này.
Media -
Ngọc Chí -
18:05, 13/05/2024 Lễ hội của đồng bào DTTS là một nét văn hóa truyền thống, giá trị tinh thần được tích tụ, gìn giữ bao đời, tạo nên bản sắc của cộng đồng dân tộc đó. Để những lễ hội truyền thống không bị mai một, cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã và đang gìn giữ để những giá trị văn hóa tốt đẹp đó mãi trường tồn với thời gian.
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 khiến đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi gặp không ít khó khăn. Được sự quan tâm, động viên của cấp ủy, chính quyền các cấp, bà con đang dần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất. Các chương trình, chính sách dân tộc được thực hiện đầy đủ, kịp thời.