Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Thanh Hải - 19:40, 13/09/2024

Bầu tĩnh lặng của đại ngàn Pù Mát, Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) thời gian qua bị phá tan bởi những tiếng ầm vang, rộn rã nhiều thứ tiếng từ máy xúc, máy ủi, máy khoan cọc cạch liên hồi… cùng tiếng của những chuyến xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng từ trung tâm xã Môn Sơn ra vào hối hả. Nơi thâm sơn đại ngàn Pù Mát đang từng bước xuất hiện những công trình phục vụ đời sống dân sinh cho bà con Đan Lai.

Máy móc thi công đường giao thông nối 2 bản Co Phạt và Khe Búng với trung tâm xã Môn Sơn
Máy móc thi công đường giao thông nối 2 bản Co Phạt và Khe Búng với trung tâm xã Môn Sơn

Con đường đất non 20km, lởm chởm, trơn trượt nối trung tâm xã Môn Sơn và 2 bản làng người Đan Lai là Co Phạt và khe Búng trở nên lầy lội hơn sau những ngày mưa. Có đoạn, đường như ruộng bùn đặc quánh. Cũng có đoạn, là hai rãnh bánh xe chạy song song, sền sền bùn nước. Ấy là vết tích mà bao chuyến xe tải hạng nặng chở nguyên vật liệu vào phục vụ thi công các công trình dân sinh cho người Đan Lai theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN (Chương trình MTQG 1719). 

"Đơn vị thi công rất vất vả khi vận chuyển nguyên vật liệu trên chính con đường độc đạo này. Trên tuyến đường, có một con dốc rất cao, cao đến mức mà những chiếc xe tải sau khi đổ cát, đá phục vụ công trình, lại phải “xin thêm” mấy khối đất trong này chở ra để có độ đằm mà di chuyển", anh Nguyễn Hữu Thịnh, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Con Cuông chia sẻ.

Anh Thịnh bộc bạch, thú thật, có lúc đơn vị cũng đã nản, vì quãng đường khổ ải. Nhưng, nghĩ đến ánh mắt đợi chờ đầy hi vọng của người dân Đan Lai bên những công trình dân sinh đang được dựng xây, vậy là thêm động lực để chúng tôi bước tiếp.

Và rồi, bản Co Phạt hiện ra trước mắt với tất cả đói nghèo, lạc hậu. Những mái nhà lợp bằng lá, thưng phên nứa. Dường như, những căn nhà của đồng bào Đan Lai nơi đây đều chung cảnh ngộ thấp lè tè, nhỏ bé.

Một nếp nhà của người Đan Lai
Một nếp nhà của người Đan Lai

Ấn tượng với chúng tôi ở Co Phạt là tuyến đường nội bản đã được đổ bê tông. Những cung đường sáng loáng xi măng, mới được dựng xây, chạy ngoằn nghoèo theo độ dốc của triền núi, như mang đến một sắc thái mới cho cuộc sống vốn đói nghèo, lạc hậu và trì trệ ở vùng đất thâm sơn này. Bí thư Chi bộ bản Co Phạt La Văn Linh bảo: Bà con ưng cái bụng lắm, phấn khởi lắm. Có đường giao thông sạch sẽ, đi lại rất thuận tiện và êm cái chân lắm.

Ở trung tâm bản Co Phạt, là điểm trường tiểu học đã xây dựng xong, đang hoàn thiện nốt những công đoạn cuối cùng. Còn điểm trường mầm non, nằm sát ngã tư của trục đường nội bản, hãy còn dang dở hơn. Thềm nhà, sân chơi, bờ bao… vẫn chưa được hoàn thiện. Hôm chúng tôi ghé thăm là đã sát ngày khai giảng năm học mới. Không ai bảo ai, nhưng bụng thì đã nghĩ thầm: Vậy là con trẻ không kịp đón năm học mới tại ngôi trường rồi, thật tiếc.

Dẫu vậy thì giữa những mái nhà thấp bé của người Đan Lai là bao phòng học mới toanh, thơm mùi sơn mới, khiến bao người háo hức đến lạ. Những dãy phòng học ấy, được đổ bê tông chắc chắn, sừng sững giữa bản làng Co Phạt như khẳng định chắc chắn thêm rằng: sự học là con đường ngắn nhất để vượt rừng ra với thế giới bên ngoài. Điều mà với rất nhiều người Đan Lai từng nghĩ, đi ra khỏi rừng cũng quá đỗi là xa xỉ.

Điểm trường mầm non tại bản Co Phạt còn rất dang dở
Điểm trường mầm non tại bản Co Phạt thi công còn dang dở

Chúng tôi rất ấn tượng về hệ thống nước sinh hoạt được đơn vị thi công lắp đặt, kéo về tận bản. So với trước đây, phải xách can, xô ra khe Khặng, sông Giăng, thì nay quá thuận lợi và tiện dụng. Việc lấy nước từ hệ thống nước sinh hoạt tập trung, còn thêm gắn kết cộng đồng, đảm bảo an toàn hơn so với phải ra sông, ra suối, nhất là trong thời điểm mưa bão.

Đi sâu thêm vào bản làng Co Phạt, những nếp nhà tranh phên nứa thấp bé, nằm nép mình giữa đại ngàn Pù Mát, như chính số phận của những người Đan Lai trong chính căn nhà ấy: nghèo đói, vất vả…

Đang rảo bước, chợt giật mình vì tiếng máy rì rì ngày càng gần. Thì ra, đó là một máy xúc cỡ lớn, đang ngoạm những gàu đất to ở sườn núi, đổ sang bên cạnh. Đơn vị thi công đang thực hiện dự án mở đường nối trung tâm xã Môn Sơn vào hai bản Co Phạt và khe Búng. Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư huyện Con Cuông Nguyễn Hữu Thịnh thông tin: Đơn vị thi công đã đổ bê tông chừng hơn 2km, tính từ bản khe Búng ra. Còn ở phía ngoài, đoạn đi qua bản Co Phạt thì đã san gạt xong nền đường.

Dù còn bao khó khăn, trắc trở, nhưng hôm nay cuộc sống của người dân ở bản Co Phạt đang từng bước thay đổi, từ đường giao thông, ánh điện sáng...và màu xanh của những ruộng lúa đang thì con gái
Dù còn bao khó khăn, trắc trở, nhưng hôm nay, cuộc sống của người dân ở bản Co Phạt, nơi Vườn quốc gia Pù Mát đang từng bước thay đổi, từ đường giao thông, ánh điện sáng...và màu xanh của những ruộng lúa đang thì con gái

Khu vực thi công đường giao thông nối liền hai bản, có lẽ là nơi rầm rộ nhất, bởi tiếng máy trộn bê tông, tiếng máy múc rì rì và những chuyến xe tải chở nguyên vật liệu vào ra hối hả. Trên tuyến giao thông huyết mạch này, là những cây cầu treo đang xây dựng dang dở. Những trụ cầu cũng vừa mới được đổ xong phần móng nằm cạnh mép khe Khặng gầm gào suốt ngày đêm. Cán bộ kỹ thuật phục vụ công trình thi công than thở: Quãng đường vận chuyển vật liệu quá xa, lại qua nhiều khe suối nên chi phí thi công đội lên rất nhiều.

Sau rất nhiều năm trở lại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, điều khiến bao người vui vẻ, háo hức, là cuộc sống của bà con dân bản đang ngày một đổi thay. Điều đổi thay, không hẳn đến từ những công trình dân sinh như điện thắp sáng, đường giao thông, nước sinh hoạt tập trung, trường học… được dựng xây. Mà quan trọng hơn, chúng tôi đã bắt gặp những thửa ruộng của bà con, lúa đang ở thì con gái. Trong nhiều nếp nhà, đã có những trâu bò, rồi cả lợn, gà… Ngoài những giờ theo người lớn lên rừng, ra suối thì con trẻ Đan Lai cũng đã đến trường học chữ đầy đủ. Tiếng ê a, rộn rã sống động giữa đại ngàn.

Trên con đường trở lại trung tâm xã Môn Sơn, chúng tôi lựa chọn hành trình ngồi thuyền máy. Trước các điểm trường mầm non và tiểu học, con đường bê tông nội bản đã được đổ ra sát mép sông; tiếp giáp với dòng sông Giăng là kè chống sạt lở với những bậc tam cấp xây chắc chắn. Xuôi theo đường thủy để ngắm dòng sông Giăng với những ghềnh đá hiểm trở. Những tảng đá ngầm nhô ra giữa lòng sông, như chực chờ những con thuyền va vào để đánh đắm. 

Đường vào bản làng người Đan Lai, cả thủy trình lẫn bộ trình vẫn đang còn đầy nhọc nhằn, trắc trở như vậy./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắm say chè Thái

Đắm say chè Thái

Ở Thái Nguyên, chúng tôi đã rong ruổi từ Đồng Hỷ lên Đại Từ, rồi ngoặt về Phú Bình, Sông Công… Nhưng đắm say nhất, hẳn là chuyến điền dã ở Tân Cương - một vùng đất góp phần làm nên Đệ nhất danh trà.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thi - 11 phút trước
Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 15 phút trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 24 phút trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 1 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.