Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Hải Thượng - 16:13, 09/09/2024

Bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp, Bộ đội Biên phòng Nghệ An còn đặc biệt chú trọng việc giúp Nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế. Trong đó, Đồn đã phát triển cây bo bo trở thành một mô hình cây trồng nhiều tiềm năng, giúp đồng bào có thu nhập ổn định.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp gia đình ông Vừ Giống Chùa chăm sóc cây bo bo
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp gia đình ông Vừ Giống Chùa chăm sóc cây bo bo

Gia đình ông Vừ Giống Chùa, ở bản Huổi Sơn, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương là hộ đầu tiên được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp đỡ triển khai mô hình trồng cây bo bo - loại cây sinh trưởng, phát triển nhanh, chống chịu hạn tốt, phù hợp với các loại đất đồi, bạc màu, thiếu nước ở vùng núi.

Đồn đã hỗ trợ gia đình ông Chùa 2 triệu đồng để mua phân bón, hỗ trợ ngày công trồng, tư vấn chăm sóc cây. Sau một năm trồng và chăm sóc, 1ha cây bo bo của gia đình ông Chùa đã thu về 400kg hạt, theo giá thị trường mỗi kg bo bo khô có giá là 20.000 đồng. Nguồn thu từ bán bo bo đã giúp gia đình ông tu sửa nhà cửa, tái đầu tư sản xuất.

Chia sẻ về sự hỗ trợ của Đồn Biên phòng Tam Hợp, ông Vừ Giống Chùa cho biết: “Không chỉ hỗ trợ tiền, các cán bộ Đồn Biên phòng còn hướng dẫn tỉ mỉ về kỹ thuật trồng và chăm sóc, giúp cây bo bo sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu hoạch với năng suất khá. Bộ đội Biên phòng còn giúp gia đình trồng lúa nước, sửa chữa nhà cửa khang trang. Bây giờ, gia đình chỉ tập trung phát triển kinh tế để sớm thoát khỏi đói nghèo”.

Bản Huổi Sơn, nơi Đồn Biên phòng Tam Hợp triển khai mô hình trồng cây bo bo
Bản Huổi Sơn, nơi Đồn Biên phòng Tam Hợp triển khai mô hình trồng cây bo bo

Xã Tam Hợp, huyện Tương Dương có 5 bản với 531 hộ/2.570 khẩu, thuộc 5 dân tộc sinh sống là Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Tày, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới vẫn còn trên 50%. Xác định Nhân dân là sức mạnh, chỗ dựa vững chắc để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, Đồn Biên phòng Tam Hợp đã chủ động tham mưu, phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các lực lượng trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giúp dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Theo đó, Đồn đã phân công 21 đảng viên phụ trách 92 hộ gia đình ở khu vực biên giới, chủ động tiếp cận các hộ gia đình để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người dân tích cực phát triển kinh tế bằng mô hình, việc làm cụ thể. Đặc biệt là chuyển đổi phương thức sản xuất từ phát nương làm rẫy sang trồng các loại cây cho năng suất cao, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để mang lại thu nhập.

Cây bo bo được trồng, chăm sóc và phát triển tốt
Cây bo bo được trồng, chăm sóc và phát triển tốt

Trung tá Ngô Văn Thiện, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Hợp cho biết: “Trong các mô hình đơn vị đang triển khai giúp dân, mô hình trồng cây bo bo dưới tán rừng đang phát huy hiệu quả. Đơn vị đã phối hợp địa phương hỗ trợ giống ban đầu, ngày công trồng và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, đến nay các hộ gia đình trên địa bàn tham gia trồng cây bo bo bước đầu đã có nguồn thu nhập. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp triển khai nhân rộng mô hình để giúp người dân phát triển kinh tế, tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo và hướng tới làm giàu”.

Nói về những đóng góp quan trọng của Đồn Biên phòng Tam Hợp đối với địa phương và bà con Nhân dân trên địa bàn, ông Xồng Bá Nỏ, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Tam Hợp cho biết: “Hiệu quả từ các mô hình kinh tế mà Đồn Biên phòng giúp dân phát triển đã được khẳng định. Từ những cách làm cụ thể, cầm tay chỉ việc của Bộ đội Biên phòng, người dân đã từng bước thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, chủ động trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Đồn Biên phòng Tam Hợp để nhân rộng các mô hình, đảm bảo theo quy hoạch để giúp người dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.
Tin nổi bật trang chủ
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Sự kiện - Bình luận - Thúy Hồng - 7 phút trước
Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.
Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 15 phút trước
Làng biển Mỹ Nghĩa thuộc phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang- Tháp Chàm) là địa phương duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận còn lưu truyền nghệ thuật hò bả trạo. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn, làm thổn thức lòng người thưởng ngoạn.
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 22 phút trước
Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh: “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.
Phát lộ hơn 1 km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Phát lộ hơn 1 km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 29 phút trước
Ngày 18/9, UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện các bậc đá cổ mà cha ông sắp xếp lên Hoành Sơn Quan.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Thời sự - Sỹ Hào - 32 phút trước
Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Lên phương án di dời dân để chủ động ứng phó với bão số 4

Quảng Trị: Lên phương án di dời dân để chủ động ứng phó với bão số 4

Thời sự - Khánh Ngân - 35 phút trước
Trước diễn biến khó lường của cơn bão số 4, Quảng Trị đã chuẩn bị sẵn kịch bản ứng phó. Trong đó, các kịch bản di dời và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi người dân không chấp hành cũng đã sẵn sàng.
Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Giáo dục - Mỹ Dung - 37 phút trước
Năm học 2024 - 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến chi 167 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ 100% mức thu học phí công lập cho 631 trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Sạt lở nghiêm trọng tại một ngôi trường ở huyện vùng biên Thanh Hóa

Sạt lở nghiêm trọng tại một ngôi trường ở huyện vùng biên Thanh Hóa

Trang địa phương - Quỳnh Trâm - 39 phút trước
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, gây thiệt hại về tài sản. Mưa lớn làm sạt lở nghiêm trọng tại công trình xây dựng nhà lớp học của Trường THCS Lâm Phú, huyện vùng biên Lang Chánh (Thanh Hóa).
Bão số 4 đổ bộ vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, người dân di dời vì lo sạt lở

Bão số 4 đổ bộ vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, người dân di dời vì lo sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 42 phút trước
Bão số 4 giật tới cấp 11 đang di chuyển rất nhanh, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế và đang áp sát đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây mưa rất to ở Trung Bộ.
Quảng Trị: Nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS đã bị chia cắt

Quảng Trị: Nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS đã bị chia cắt

Tin tức - Khánh Ngân - 46 phút trước
Ảnh hưởng hoàn lưu trước bão số 4, trên địa bàn 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông (Quảng Trị) đã có mưa lớn. Do mực nước ở các ngầm, tràn đã dâng lên nên nhiều thôn bản vùng DTTS ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông đã bị chia cắt.