Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Biến rau dại trở thành đặc sản

Việt Thắng - 15:36, 24/07/2022

Trong bài Sông Lam, tác giả Trần Mạnh Hảo có câu thơ nức lòng người xứ Nghệ: “Đến cỏ dại cũng mọc thành chữ nghĩa/ Đồ Nghệ sông Lam dạy biển cả học bài”. Nhưng đó là thơ. Còn đời thực, có một chàng trai trẻ ở vùng bãi ngang thị xã Hoàng Mai (Nghệ An), đã biến rau dại trở thành đặc sản.

Trần Văn Quân giới thiệu về cánh đồng rau nhót của mình
Trần Văn Quân giới thiệu về cánh đồng rau nhót của mình

Gập gềnh khởi nghiệp

Trần Văn Quân được gọi là Quân “liều”, bởi ai dám đi vay những nửa tỷ đồng để đầu tư trồng rau dại bao giờ. Bao lời gièm pha của người đời, bao lần cản ngăn của gia đình cũng không ngăn được quyết tâm của chàng trai trẻ ở phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An), biến rau dại phải trở thành đặc sản, cho thu nhập cao.

Quân tâm sự, quê em nghèo, xưa bà con toàn phải hái rau nhót, một loại cây mọc hoang dại ven đầm tôm, cạnh đồng muối về ăn. Tiếng là cây hoang dại nhưng lại rất ngon, có vị mặn lẫn chua thanh thanh, tốn cơm lắm.

Thế rồi những câu hỏi đã đến với Quân, tại sao không thuần dưỡng loài rau này để nó trở thành món ăn cao cấp, có giá trị, mang lại thu nhập? Những đêm mất ngủ, những chiều lang thang “tâm tình” với cây rau nhót lại thôi thúc Quân khởi nghiệp.

Năm 2018, một quyết định “vĩ đại” đầu tiên trong đời được Trần Văn Quân chính thức công bố: Thuần dưỡng cây rau nhót. Dù gia đình và người thân nhiều lần can ngăn, rằng “ai lại đi trồng rau dại bao giờ, rồi có khi còn mất cả nhà…”, nhưng Quân vẫn không nản chí. Anh đã thuê được 1 ha đất ven biển, nơi mà anh cho rằng khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với loài rau dại này.

Sau khi vay mượn được hơn 500 triệu đồng, anh bắt tay ngay vào cải tạo đất, đầu tư hệ thống tưới tự động, xây dựng hệ thống kênh mương…Tiếp đến, Quân phải ngược xuôi tìm các trại chăn nuôi gà, mua phân gà về ủ phân vi sinh, bón cho rau. Khi mọi việc đã hòm hòm, Quân thuê người dân địa phương tìm nhổ rau nhót về trồng. Các điều kiện cần và đủ đã có; nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống đều đã sẵn sàng, tưởng chừng “chờ ngày để gặt”, thì mùa đầu tiên ấy, Quân bị lỗ chỏng vó.

Loài cây mọc hoang dại này, không là giống “dễ ăn” như anh nghĩ. Xanh tốt được một thời gian thì cây cứ lụi dần rồi chết. Không nản chí, Quân tiếp tục lứa thứ 2, cũng không khá hơn. Lúc này thì ai cũng khuyên Quân bỏ cuộc. Họ cho rằng, dừng lại sớm thì đỡ lỗ vốn hơn. Nhưng, Quân vẫn tin rằng, sẽ thuần dưỡng thành công loài rau này. “Có khó trồng thì mới quý, cây rau nhót càng có giá trị kinh tế cao”,  Quân quả quyết.

Khổ thân Quân. Sau một năm miệt mài, cây rau đã “chịu nghe lời chủ”, đã mơn mởn chồi non, thì gặp lúc dịch Cvid-19 bùng phát. Bán cho ai bây giờ? “Nhìn cánh đồng rau xanh tốt mà đau lắm, có làm mà không được ăn. Em lại phải tự động viên mình, dù sao cũng đã thuần dưỡng được nó, dịch bệnh chắc chắn sẽ hết, rau mình chắc chắn sẽ được tiêu thụ” , Quân nói như thế.

Trang trại rau nhót bạt ngàn của chàng trai trẻ Trần Văn Quân
Trang trại rau nhót bạt ngàn của chàng trai trẻ Trần Văn Quân

“Làm ăn lớn tính chuyện đi xa”

Dịch bệnh được đẩy lùi, những chuyến hàng rau nhót của Quân đã có mặt ở một số quán ăn. Món nộm rau nhót rất được thực khách ưa chuộng, nên ngày một nhiều đơn hàng đến với Quân.

Chàng thanh niên trẻ cho biết: “Trầy vi tróc vảy em mới tìm ra đặc tính của loài cây này, và nay thì công việc chăm sóc nó không còn là việc khó nữa”. Cũng theo Quân, cây rau nhót hoang dại chỉ có vòng đời khoảng 3 tháng, còn cây rau của Quân thì chu kỳ kéo dài đến 11 tháng, nhất là khi mình chăm sóc tốt, thì gần như thu hoạch quanh năm, mỗi tháng có thể cho vài ba lứa. “Đơn giản thôi, cứ cắt phần ngọn, sau đó nó lại tự mọc lớp chồi mới” , Quân hồ hởi nói.

Chúng tôi hỏi Quân về thị trường tiêu thụ? Bạn ấy thành thật: Ban đầu em đi nhập cho các quán ăn trên địa bàn và mang ra chợ bán. Khi rau nhiều lên, em phải đi tiếp thị ở các nhà hàng lớn trong tỉnh, và bây giờ thì đã phân phối đến một số tỉnh phía Nam. Giá rau nhót hiện nay, là từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg. Vị chi mỗi hecta, nếu chăm sóc tốt sẽ cho thu nhập đến 500 triệu đồng.

Và Quân “liều” cũng không giấu diếm về kế hoạch phát triển của mình: Em đang khảo sát đất ở một số tỉnh phía Nam để mở rộng sản xuất rau nhót, vì thị trường ở khu vực này rất tiềm năng. Đoạn cậu cười rất tươi và rằng, ngày xưa em cứ nghĩ đây là loài rau dại chống đói, và cũng chỉ có người Nghệ ưa chuộng, ai ngờ vùng miền nào cũng thích rau nhót, thế rồi nó trở thành đặc sản lúc nào không hay.

 “Rau nhót chế biến tương đối đơn giản nhưng nhược điểm là tốn thời gian. Vì thế mà em đang dự tính chế biến thêm một số sản phẩm từ rau nhót như: Bánh rau nhót, mì rau nhót, trà rau nhót…”,  Quân chia sẻ.

Chúng tôi nói lời chúc mừng thành công của Quân, chúc mừng em đã lọt tốp đầu cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh nhà, Quân khiêm tốn: Ban đầu em chỉ mong thoát được kiếp nghèo rồi vươn lên kha khá một chút, chứ có dám nói mình là sáng tạo với lại tài năng gì đâu.

Chia tay Quân giữa mùa gió Lào như rang, tôi lõm bõm bài hát “Gương mặt Quỳnh Lưu” của Đôn Truyền: “Làm ăn lớn tính chuyện đi xa, mở đường cho máy tiến về đồng ta. Niềm vui mới bao la…”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thời sự - PV - 21:45, 25/09/2023
Sáng 25/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Kinh tế - Phạm Văn Phú - 21:38, 25/09/2023
Những năm gần đây, chính quyền huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Hiệu quả từ chăn nuôi gia súc đã góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 21:33, 25/09/2023
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk đợt 2, năm 2023. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Hà Huy Quang tham dự Hội nghị.
Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 21:29, 25/09/2023
Ngày 25/9, các thành viên Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An tổ chức thăm, tặng quà cho các em học sinh người DTTS ở xã tái định cư Thanh Sơn (Thanh Chương, Nghệ An) và các cháu tại Trung tâm mồ côi khuyết tật mẹ Terexa, xã Nghi Vạn (Nghi Lộc, Nghệ An).
Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Trang địa phương - Tào Đạt - 21:27, 25/09/2023
Chiều 25/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn Tp. Huế sáng cùng ngày đã khiến 46 nhà bị tốc mái và 6 người bị thương.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Trang địa phương - H. Tá - M. Triết - 21:26, 25/09/2023
Ngày 25/9, tại 02 điểm trường Tiểu học 2 Đông Hưng (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) và trường Tiểu học 2 Tam Giang Tây (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức tặng quà Tết Trung thu cho các cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 21:20, 25/09/2023
Trong những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo… Kết quả đó một phần nhờ sự đóng góp tích cực của các điển hình tiên tiến người DTTS, là những cán bộ cốt cán, nhân sĩ tri thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu… trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 20:53, 25/09/2023
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Kinh tế - Hoàng Trung - 20:31, 25/09/2023
Những ngày này, đến sân vận động UBND các xã Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong trong Khu Kinh tế Quốc phòng A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi được hoà vào niềm vui của bà con nơi đây. Bởi những ngày này, bà con Nhân dân nơi biên cương xứ Huế phấn khởi được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Đoàn 92), Quân khu 4 hỗ trợ trâu, bò sinh sản.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:27, 25/09/2023
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.