Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa rau rừng trở thành hàng hóa

Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 21:36, 12/04/2020

Chăm chỉ trồng rau sạch, biết cách đưa rau rừng trở thành hàng hóa… Đó là cách giúp chị Hồ Thị Tường, dân tộc Giẻ-triêng thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam).

Chị Hồ Thị Tường thu hoạch rau lủi. Ảnh: Xuân Lam
Chị Hồ Thị Tường thu hoạch rau lủi. Ảnh: Xuân Lam

Chị Tường sinh năm 1987, trong một gia đình DTTS nghèo. Thấm thía cái nghèo của gia đình, nên chị quyết tâm tìm hướng thoát nghèo. Chị Tường nhận thấy người dân trên địa bàn thị trấn Khâm Đức có nhu cầu tiêu thụ rau sạch rất lớn, trong khi nguồn cung chưa bảo đảm, rau toàn từ đồng bằng chở lên, giá cả đắt đỏ. Từ năm 2017, tận dụng diện tích đất trong vườn nhà, chị Tường trồng hơn 1.000 cây rau ngót. Chị đã thành công với cây rau này, bình quân mỗi ngày chị Tường thu về gần 200 nghìn từ bán rau.

Từ thành công ban đầu, chị Tường quyết định mở rộng diện tích, cũng như trồng thêm nhiều loại rau mà thị trường ưa chuộng. Hiện tại, với hơn 2.000m2 đất vườn, chị Tường trồng xen canh nhiều loại rau như cà tím, mướp đắng, dưa leo, bắp cải…

Nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng, từ năm 2019, chị Tường đã di thực thành công cây rau lủi - một giống rau rừng mọc tự nhiên về trồng tại vườn nhà. Đây là loại rau rừng được người dân ưa thích. “Ngày nào tôi cũng bán ra thị trường 30 - 40kg rau lủi, cộng thêm các loại rau trong vườn, mỗi ngày cũng thu gần 600.000 đồng”, chị Tường cho biết.

Với sự nhạy bén thị trường, chị Tường còn sử dụng công nghệ thông tin làm truyền thông giúp giải quyết đầu ra ổn định cho rau sạch. Từ tháng 10/2019, trang Facebook “vườn rau Tường Tý” của chị ra đời. Thông qua hệ thống mạng xã hội này, chị Tường đã nhận và Ship rau sạch quanh địa bàn thị trấn Khâm Đức. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, từ diện hộ nghèo, gia đình chị Tường đã thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giả. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA

Tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA

Trong tuần qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã triển khai 3 lớp tập huấn phần mềm quản lý tài chính nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) cho đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và các chủ rừng của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang triển khai thí điểm ERPA. Đây là phần mềm nhằm tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Thời sự - PV - 18:05, 05/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.
Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16:22, 05/12/2024
Người có uy tín đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa đồng bào DTTS và các cơ quan, góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Họ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục tại các bản làng vùng DTTS.
Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Công tác Dân tộc - An Yên - 15:53, 05/12/2024
Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Trang địa phương - Minh Nhật - 14:46, 05/12/2024
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) là hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 và Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 14:40, 05/12/2024
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.
Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Phóng sự - Ngọc Chí - 14:38, 05/12/2024
Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 14:28, 05/12/2024
Lực lượng chức năng nhận định hơn 50.000 lon nước tăng lực, gần 114.000 vỏ lon... có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Tin tức - Ngọc Thu - 14:23, 05/12/2024
Từ ngày 4 -10/12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tổ chức 03 hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” năm 2024 tại các trường Trung học cơ sở (THCS) thuộc các làng, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.
Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Xã hội - Hoàng Chính - 14:18, 05/12/2024
Ngày 5/12/2024, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình nhà ở đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Thời sự - PV - 13:25, 05/12/2024
Sáng 5/12, tại Ninh Thuận, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tình hình thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, quá trình triển khai đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.