Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phong Điền sản xuất nông sản sạch

PV - 14:03, 18/02/2019

Mới đưa vào sản xuất trong vài năm trở lại đây, nhiều mô hình nông sản sạch tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) đã được người tiêu dùng đón nhận.

Rau và lúa hữu cơ

Điền Lộc được xem là vựa rau của huyện Phong Điền. Nơi đây có 350 hộ gia đình trồng rau với diện tích 50ha. Năm 2016, 4 hộ gia đình tham gia trồng 3.000m2 rau hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả khả quan. Năm 2018, được sự hỗ trợ kinh phí từ huyện, xã và HTX Nông nghiệp Điền Lộc, thêm 11 hộ nông dân đưa vào sản xuất 3.800m2 rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Nhất Đông. Đến nay, sản phẩm rau vùng này bao gồm: xà lách, ngò rí, cải ăn lá, rau dền, dưa leo, mướp đắng, ớt,... được Công ty CP Chứng nhận và Giám định Vinacert (Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Mô hình trồng rau sạch ở xã Điền Lộc. Mô hình trồng rau sạch ở xã Điền Lộc.

Anh Dương Thái, thôn 1, xã Điền Lộc cho biết, cuối năm 2017, đầu năm 2018 gia đình anh đầu tư 300 triệu đồng xây dựng nhà lưới để trồng rau sạch theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP.

Trong quá trình sản xuất, gia đình anh không phải tiếp xúc với các loại hóa học từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Sản phẩm làm ra được người dân đón nhận. Có người tìm mua tại vườn hoặc anh đem bán ở các chợ trong huyện và tỉnh Quảng Trị. Giá cả bước đầu chưa cao hơn giá rau bình thường, nhưng anh tin chắc rằng về lâu dài, người tiêu dùng sẽ biết nhiều và sản phẩm rau sạch gia đình anh làm ra sẽ có giá trị hơn.

Năm 2016, HTX Nông nghiệp An Lỗ (Phong Hiền) đã đưa vào sản xuất lúa hữu cơ với diện tích 24ha và năm 2018 tăng lên 32ha.

Ông Nguyễn Ba, Giám đốc HTX Nông nghiệp An Lỗ cũng là 1 trong gần 100 hộ dân sản xuất lúa hữu cơ cho biết, bước đầu sản xuất lúa hữu cơ, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, do không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nên người rất an tâm trong sản xuất. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học không còn tồn đọng trong đất giúp cải thiện môi trường.

Hiện nay, toàn xã Điền Lộc đã có thêm 29 hộ dân tham gia đăng ký trồng rau sạch với diện tích 1ha.

Đồng hành cùng người dân

Để giúp bà con phát triển mô hình này, huyện đã hỗ trợ 180 triệu đồng giúp các hộ dân đúc 600 cọc bê tông, bà con đầu tư kinh phí rào lưới xung quanh và bên trên để đưa vào sản xuất trong năm 2019. Về lâu dài, huyện, xã sẽ liên kết với một số cửa hàng rau sạch ở TP. Huế và các trường mầm non trên địa bàn huyện để tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Giám đốc HTX Nông nghiệp An Lỗ cho hay, để đồng hành với bà con nông dân trong sản xuất lúa hữu cơ, HTX đã đảm nhận từ khâu gieo mạ, cấy; đồng thời cung ứng vật tư như: phân hữu cơ, thuốc sinh học.

HTX chủ động trang bị 2 máy làm cỏ giúp bà con thuận tiện hơn trong khâu chăm sóc lúa; ký hợp đồng thu mua với bà con nông dân ngay từ đầu vụ lúa tươi và khô; phụ trách mảng xay xát, chế biến ra gạo, bán cho người tiêu dùng. So với giá lúa thông thường, gạo hữu cơ cao hơn giá gạo thường từ 1.500-2.000 đồng/kg. Năm 2019, HTX sẽ nâng diện tích lên 44 ha/năm với 102 hộ tham gia.

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và hướng đến năm 2025, thời gian qua huyện Phong Điền đã tích cực triển khai một số mô hình sản xuất nông sản sạch, chú trọng đến một số cây trồng, vật nuôi chủ lực.

Năm 2017-2018, Phong Điền đã liên kết với các DN Quế Lâm, Huế Việt, Huế Xưa, Hưng Cúc (Thái Bình)… để sản xuất 58ha/năm lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao ở các xã Phong Hiền, Điền Lộc, Điền Hòa; triển khai gần 1ha rau các loại ở xã Phong Hiền, Phong An; 5ha bưởi, thanh trà tại xã Phong Thu theo quy trình VietGAP; sản xuất lúa theo hướng VietGAP trên 2.000ha ở các xã Hòa-Bình-Chương và vùng Ngũ Điền. Đồng thời triển khai mô hình nuôi gà thảo dược ở bản Hạ Lang (Phong Mỹ) với số lượng gần 1.000 con; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng không dùng chất kháng sinh ở các xã vùng Ngũ Điền…

Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phong Điền thông tin: Năm 2019 và các năm tiếp theo, huyện tiếp tục chỉ đạo nông dân sản xuất theo hướng sản phẩm sạch, trước hết là sản xuất theo hướng VietGAP; triển khai nhiều mô hình sản xuất hữu cơ. Huyện và các đơn vị sản xuất sẽ mời gọi các DN tiếp tục liên kết để thu mua sản phẩm sạch đã sản xuất; đồng thời tiến hành đăng ký thương hiệu, mã vạch,... cho sản phẩm, hướng đến nền nông nghiệp sạch.

HẢI HUẾ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Xã hội - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Ngôi làng Pêtapót trên vùng cao biên giới Nam Giang từng một thời nằm biệt lập với thế giới xung quanh. Thế rồi khi có những người lính Biên phòng lên đây “ba cùng” với đồng bào, cụm dân cư này đã chuyển mình, khoác lên một diện mạo mới.
Cà Mau: Đồng bào Khmer sẽ đón mùa Lễ Sen Dolta bình an, đủ đầy

Cà Mau: Đồng bào Khmer sẽ đón mùa Lễ Sen Dolta bình an, đủ đầy

Trang địa phương - Như Tâm - 1 giờ trước
Lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà) là một trong những lễ quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, được truyền giữ qua nhiều thế hệ. Những ngày này, về Cà Mau sẽ được chứng kiến cảnh nhộn nhịp ở khắp các phum, sóc, bà con chuẩn bị chu đáo vật phẩm, trang hoàng nhà cửa và trang trí bàn thờ để đón lễ Sen Dolta.
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Kinh tế - Thu Hà - 1 giờ trước
Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương . Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Xã hội - Lê Vũ - Quang Anh - 1 giờ trước
Chiều ngày 26/9/2023, tại cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồn Biện phòng Côn Đảo, BĐBP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành các thủ tục tiếp nhận 10 thuyền viên của tàu cá BL 93279 TS gặp nạn trên biển được tàu SAR 272 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa vào bờ an toàn
Tin trong ngày - 25/9/2023

Tin trong ngày - 25/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn công tác của Quốc hội hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng an sinh xã hội tại Yên Bái. Nông dân Hơ Moong chăm sóc sầu riêng bằng điện thoại di động. Gì Thàng - Điểm sáng an ninh trật tự. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Dân tộc- Tôn giáo - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 26/9, tại Nam Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ, vận động nhân rộng các sáng kiến và giải pháp thông tin tuyên tuyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo". Tham dự Diễn đàn có gần 150 đại biểu đến từ 22 tỉnh, thành và trực tuyến tại 21 điểm cầu trên cả nước.
Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiều 26/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà cho 2 hộ gia đình phụ nữ nghèo tại khu vực biên giới xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Sức khỏe - Minh Anh - 1 giờ trước
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Chiều ngày 26/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027 giữa 2 tỉnh.
Quảng Bình: Nhiều thôn, bản bị cô lập do mưa lũ

Quảng Bình: Nhiều thôn, bản bị cô lập do mưa lũ

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Tính đến chiều 26/9, toàn tỉnh Quảng Bình đã có 17 thôn, bản bị cô lập và nhiều tuyến đường bị chia cắt do mưa lũ.