Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Phát triển “kinh tế xanh” ở huyện nghèo nhất xứ Nghệ

Nguyễn Thanh - 08:08, 02/08/2024

Trong cái khó, ló cái khôn. Ngẫm ra, từ những khó khăn, trở ngại của vùng đất biên thùy, cán bộ, Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã và đang tìm ra cho mình hướng đi phù hợp để thoát nghèo, ấy chính là khơi dậy nội lực, tinh thần cần cù, chịu khó tăng gia sản xuất của đồng bào các DTTS trong phát triển chăn nuôi, làm kinh tế dưới tán rừng và du lịch trải nghiệm…

Chăn nuôi đại gia súc được Kỳ Sơn xác định là một trong các hướng phát triển kinh tế chủ lực của địa phương
Chăn nuôi đại gia súc được Kỳ Sơn xác định là một trong những hướng phát triển kinh tế chủ lực của địa phương

Biến khó khăn thành thế mạnh

Sở hữu địa thế khó khăn bậc nhất cả nước, với hơn 98% diện tích đồi núi dễ sạt trượt; chưa kể, địa bàn trải dài, với đường biên giới hơn 203km nên việc phát triển kinh tế ở Kỳ Sơn là điều không hề đơn giản.

Nhưng cán bộ, Nhân dân Kỳ Sơn đã làm gì để từng bước xóa đói giảm nghèo? Ấy là việc tận dụng diện tích hơn 98% là đồi núi, đồng bào Mông, Khơ Mú, Thái ở Kỳ Sơn đã tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, trồng cây dược liệu và tiến tới phát triển du lịch trải nghiệm…

Bí thư Chi bộ bản Kim Đa, xã Phà Đánh - Moong Văn Khăm, bảo: Nhà mình đang nuôi 7 con bò, mỗi năm bán vài con để trang trải chi tiêu cuộc sống. Nhà mình cũng trồng thêm rừng để lấy ngắn nuôi dài. Nói đâu xa, cả bản Kim Đa này, bà con đều làm thế để ổn định cuộc sống và thoát nghèo.

Gia đình ông Trưởng bản - Cụt Văn Phòng cũng vậy, phát triển kinh tế chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò. Ông Phòng nhẩm tính, cả bản Kim Đa có hơn 100 con bò và hơn 40 con trâu. Bản có 67 hộ, 309 khẩu, thì chỉ vài hộ là không chăn nuôi trâu, bò. Còn lại, nhà ít thì nuôi 6 -7 con, nhà nhiều nuôi 10 – 20 con trâu, bò…

Còn ở xã Huồi Tụ, người đàn ông dân tộc Mông - Vừ Vả Chống được xem như là cánh chim đầu đàn về phát triển kinh tế rừng, làm du lịch từ rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ông Chống là người đầu tiên trong xã tiên phong trồng rừng pơ mu, sa mu phát triển kinh tế và đã có của ăn của để. Gia tài của ông Chống là hơn 10ha rừng pơ mu với những thân cây cao lớn. Dưới tán rừng pơ mu ông Chống trồng chè Shan Tuyết, thả gà, lợn rừng. Được tán cây pơ mu che nắng, cây chè tuyết san phát triển rất tươi tốt. Mỗi năm ông Chống có thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng từ chè và bán gà, lợn.

Ông Chống kể: Nhiều khách du lịch đã về trải nghiệm dưới tán rừng pơ mu… Mình đang dự định xây dựng các hạng mục để phục vụ khách du lịch. Thực phẩm hằng ngày sẽ lấy từ những sản phẩm mà gia đình chăn nuôi được và mua thêm từ các hộ trong bản.

Rừng pơ mu và chè tuyết Shan của anh Vừ Vả Chống
Rừng pơ mu và chè tuyết Shan của anh Vừ Vả Chống

Trồng rừng, trồng dược liệu, chăn nuôi dựa vào thiên nhiên, phát triển du lịch trải nghiệm… đang là nền kinh tế xanh mà huyện Kỳ Sơn hướng đến. Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng cho biết: Cùng với phát triển chăn nuôi, huyện sẽ chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các mô hình kinh tế mang tính chất bền vững theo hướng tăng trưởng xanh. Đặc biệt, việc phát triển du lịch trải nghiệm, phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng… sẽ được chú trọng nhân rộng.

“Bàn đạp” để nền kinh tế xanh phát triển bền vững

Hiện nay, Kỳ Sơn đang đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ phù hợp, kết hợp xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của huyện. Đó là chè Shan tuyết, gừng, sâm Puxailaileng…

Nhận thấy tiềm năng, lợi thế của vùng đất cực Tây xứ Nghệ, ngày 26/7/2024, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2561/QĐ-BNN-LN phê duyệt “Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn đến năm 2030”. Đó là hành lang pháp lý, là bàn đạp chắc chắn để Kỳ Sơn phát triển nền kinh tế xanh từ nông nghiệp một cách bền vững nhất.

Nói là “bàn đạp” để nền kinh tế xanh nơi đây phát triển bền vững, bởi mục tiêu mà Quyết định số 2561/QĐ-BNN-LN đề ra chính là khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Điều này, hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế mà Kỳ Sơn đang thực hiện.

Trồng rau sạch, rau hữu cơ đang là hướng phát triển được nhiều xã, bản ở Kỳ Sơn thực hiện có hiệu quả. Trong ảnh: Mô hình trồng rau cải mẹo trên núi của phụ nữ bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ
Trồng rau sạch, rau hữu cơ đang là hướng phát triển được nhiều xã, bản ở Kỳ Sơn thực hiện có hiệu quả. Trong ảnh: Mô hình trồng rau cải mèo trên núi của phụ nữ bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ

Theo đó, 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Quyết định số 2561/QĐ-BNN-LN đề cập, đó là: Phát triển rừng bền vững, nâng cao giá trị đa dụng của rừng; phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững; phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng chất lượng, an toàn thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường và bền vững; phát triển thủy sản có năng suất cao, chất lượng tốt và bền vững; phát triển mô hình kinh tế hợp tác, phát triển làng nghề, du lịch gắn với ngành nghề nông thôn và các giá trị văn hóa cộng đồng; ổn định dân cư, phòng chống thiên tai, xây dựng nông thôn mới.

Cả 6 nhiệm vụ trọng tâm này đã bao quát toàn bộ các lĩnh vực, xuyên suốt các thế mạnh của huyện. Và được xem như là “xương sống” cho những định hướng, kế hoạch cụ thể mà Kỳ Sơn đã và sẽ làm. Điều trăn trở, băn khoăn nhất để biến các nhiệm vụ trọng tâm này thành hiện thực, là nguồn kinh phí, thì cũng đã được quy định rõ trong Quyết định số 2561/QĐ-BNN-LN, là sử dụng ngân sách nhà nước kết hợp lồng ghép trong các chương trình MTQG cùng với chương trình, kế hoạch, dự án khác, thu từ dịch vụ môi trường rừng và các nguồn hợp pháp khác.

Có ai đó từng nói: Trong cái khó, ló cái khôn. Ngẫm ra, từ những khó khăn, trở ngại của vùng đất biên thùy; cán bộ, Nhân dân huyện Kỳ Sơn đã và đang tìm ra cho mình hướng đi, “lối thoát” phù hợp. Điều đó càng khẳng định thêm sự trăn trở, quyết tâm làm sao để hiện thực khát vọng thoát nghèo của địa phương và hiện nay khi có cơ chế, chính sách, đường hướng phát triển phù hợp, thì khát vọng ấy sẽ sớm trở thành hiện thực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quê Bác hôm nay!

Quê Bác hôm nay!

Để thấy sự thay đổi của một vùng đất, đôi khi phải làm khách lãng du. Qua nhiều miền quê ở xứ Nghệ, rồi dừng chân nơi Kim Liên, Hoàng Trù, mới hay, sự đổi thay ấy thật nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như cái cách mà người dân nơi đây nỗ lực vượt khó mỗi ngày để xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, như cái tư duy của lớp lớp hậu thế mang khát vọng phát triển du lịch từ nguồn lực văn hóa...
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Thời sự - Minh Anh - 8 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm Quốc gia với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại".
Quê Bác hôm nay!

Quê Bác hôm nay!

Phóng sự - Thanh Hải - 19 phút trước
Để thấy sự thay đổi của một vùng đất, đôi khi phải làm khách lãng du. Qua nhiều miền quê ở xứ Nghệ, rồi dừng chân nơi Kim Liên, Hoàng Trù, mới hay, sự đổi thay ấy thật nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như cái cách mà người dân nơi đây nỗ lực vượt khó mỗi ngày để xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, như cái tư duy của lớp lớp hậu thế mang khát vọng phát triển du lịch từ nguồn lực văn hóa...
Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - Hoàng Quý - 27 phút trước
Sáng 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV tiến hành họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 28 phút trước
Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
Ché Lầu không còn là

Ché Lầu không còn là "miền xa" lặng lẽ

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Từ ngã ba Bo Hiềng, con đường nhựa bon bon băng qua Sa Ná, rồi vít dần lên con dốc cao chót vót, đưa chúng tôi lên bản Ché Lầu - nơi cư trú của 66 hộ đồng bào Mông nằm trên dãy Pù Mằn cao hơn 1.200m, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chuyến đi hôm nay không còn gập ghềnh, gió bụi như trước. Ché Lầu của năm 2025 không còn là “miền xa” lặng lẽ trong sương mù và đói nghèo như thập kỷ trước.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi đến gần cuối chặng. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, qua thực tiễn triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, cần sớm được tháo gỡ để đạt hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề, sức bật để tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình trong những năm tiếp theo.
Canh lưỡi rồng - Món ngon vùng cát Phú Yên

Canh lưỡi rồng - Món ngon vùng cát Phú Yên

Ẩm thực - Hoàng Hà Thế - 1 giờ trước
Cây lưỡi rồng thuộc họ xương rồng còn gọi là cây lưỡi long. Loài cây này chẳng hề xa lạ bởi nó mọc hoặc trồng khá nhiều trên những vùng đất cát ở các tỉnh miền Trung. Thoạt nghe chắc có nhiều người ngạc nhiên vì hiếm có nơi nào lại chọn cây lưỡi rồng làm món ăn. Ấy thế mà nhiều người dân ở các tỉnh Nam Trung bộ nói chung và người dân ở vùng cát của tỉnh Phú Yên nói riêng thì canh lưỡi rồng lại là món khoái khẩu của nhiều gia đình.
Gia Lai: Khai mạc triển lãm chuyên đề

Gia Lai: Khai mạc triển lãm chuyên đề "Đường cách mạng - Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc"

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 16/5, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Đường cách mạng - Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và “Di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc ở Bình Định được xếp hạng Di tích quốc gia

Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc ở Bình Định được xếp hạng Di tích quốc gia

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 1361/QĐ-BVHTTDL ngày 15/5/2025 về việc xếp hạng Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc (1954 - 1955), phường Hải Cảng, Tp. Quy Nhơn (Bình Định) là Di tích quốc gia.
Tuyển sinh GDNN và GDTX: Cần linh hoạt trong hình thức xét tuyển, phù hợp với từng đối tượng và từng vùng miền

Tuyển sinh GDNN và GDTX: Cần linh hoạt trong hình thức xét tuyển, phù hợp với từng đối tượng và từng vùng miền

Nghề nghiệp - Việc làm - Minh Anh - 1 giờ trước
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và Giáo dục thường xuyên (GDTX), tổ chức ngày 16/5, tại Hà Nội.