Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trở thành làng tỷ phú nhờ… lươn

Tiến Dũng - 08:50, 25/07/2023

Làng Phan Thanh, xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) được đánh giá là vựa lươn lớn nhất xứ Nghệ đã tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân nơi đây. Hiện nay, lươn của làng Phan Thanh không những có mặt ở hầu khắp đất nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Một góc làng Phan Thanh
Một góc làng Phan Thanh

Làng Phan Thanh từ xa xưa đã nổi tiếng về nghề bắt lươn đồng. Theo những người cao tuổi thì nghề bắt lươn có từ lâu đời. Những người con của làng đều được truyền “bí kíp” bắt lươn cực kì siêu đẳng, chỉ cần tay không đi trên bờ sông hay bờ ruộng vẫn bắt được mấy kg lươn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngoài bắt lươn bằng tay, thì câu và thả trúm là nghề thịnh hành và là thu nhập chính của các hộ dân nơi đây. Hầu như nhà nào cũng có 200 - 500 ống trúm.. Cách thả trúm không đòi hỏi vốn liếng nhưng vất vả và lắm công phu. Ban ngày đi đào giun, bắt nhái, dam làm mồi đặt trúm lươn. Buổi chiều, dành thời gian đi thị sát địa điểm tìm nơi thả trúm. Trúm có thể thả quanh năm, vì lươn ban đêm ra khỏi lỗ đi tìm mồi. Nhưng, cách bắt lươn to, bán được nhiều tiền hơn thì chỉ có đi câu. Đồ nghề câu lươn cũng đơn giản, chỉ cần uốn lưỡi câu bằng dây thép nhỏ, buộc vào đoạn dây cước, mồi câu chủ yếu là giun đất.

Anh Lưu, một cần thủ cho biết: Chúng tôi thường tụ tập 5 - 7 người thành một nhóm đi khắp nơi để câu. Lươn đặt trúm khoảng 150 ngàn đồng/kg nhưng lươn câu giá bán 200 - 250 ngàn/kg. Cứ mỗi ngày chúng tôi cũng câu được từ 3 - 5 kg, khi gặp may thì nhiều hơn, gấp mấy chục lần làm ruộng.

Sơ chế lươn tại nhà anh Nguyễn Thanh làng nghề Phan Thanh.
Sơ chế lươn tại nhà anh Nguyễn Thanh làng nghề Phan Thanh.

Anh Nguyễn Văn Sơn, Trưởng xóm Phan Thanh cho biết: “Làng gồm 197 hộ thì có 80% số hộ làm nghề bắt lươn. Một vài người thấy người làng mình mỗi ngày bắt cả mấy tấn lươn nên đã đứng ra thu gom lươn để đưa đi các nơi tiêu thụ kiếm lời. Chính trên bước đường “du” lươn này, họ đã nhanh nhạy, nắm bắt thị trường, mở cơ sở sơ chế biến lươn đông lạnh thu lãi lớn.”

Người đi tiên phong trong lĩnh vực này là anh Nguyễn Văn Khẩn. Anh Khẩn tâm sự: “Lúc đầu tôi cũng chỉ là lái lươn thu gom rồi chở đi Vinh nhập cho các nhà hàng, nhưng thấy nhu cầu tiêu thụ lớn, mà hầu hết các nhà hàng đều phải thuê người làm rất vất vả. Vậy là tôi nghĩ ra cách chế biến lươn sạch thành phẩm đông lạnh rồi đưa đi nhập. Tôi làm sơ chế lươn đông lạnh từ năm 1995. Ngày đó, tôi làm bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu. Lúc đầu chỉ người nhà làm nhưng sau này tôi phải thuê nhiều người làm. Mỗi ngày có từ 20 - 30 nhân công. Trung bình mỗi ngày tôi xuất đi khoảng 3 - 4 tấn lươn thịt và lươn sơ chế”.

Sản Phẩm lươn cuộn thịt truyền thống Phan Thanh.
Sản Phẩm lươn cuộn thịt truyền thống Phan Thanh.

Thấy anh Khẩn ăn lên làm ra, nên nhiều người học theo, một số hộ đã thành công như ông Nguyễn Văn Hiền, Anh Nguyễn Minh Thao, anh Nguyễn Thanh…

Chúng tôi vào nhà ông Hiền thấy hàng chục nhân công đang chế biến lươn, không khí rất nhộn nhịp. Chị Phan Thị Hà, một nhân công cho biết: “Tôi làm công cho anh Hiền đã hơn 20 năm nay, công việc nhẹ nhàng, đều đặn thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng. Nhờ nghề này mà vợ chồng tôi xây được nhà tầng và nuôi 3 đứa con ăn học đến nơi đến chốn.

Tính đến thời điểm hiện nay, Phan Thanh đã có 51 hộ dân làm nghề chế biến lươn, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc làng có hàng chục tỉ phú và triệu phú.

Hiện nay, làng Phan Thanh không chỉ lươn sơ chế cấp đông mà còn có nhiều sản phẩm như lươn cuộn, lươn ướp, lươn sấy khô; lươn phi lê… Sản phẩm lươn Phan Thanh có mặt khắp mọi miền Tổ quốc và xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và một số nước châu Âu.

Chính vì mức tiêu thụ lươn lớn nên có nhiều hộ gia đình ở Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Quỳnh Lưu đã nắm bắt thời cơ mở trang trại nuôi lươn cho lãi lớn như trang trại của anh Trọng ở xã Long Thành, anh Phú xã Nam Thành, anh Thành ở huyện Quỳnh Lưu… cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Sản phẩm lươn ướp của làng Nghề Phan Thanh
Sản phẩm lươn ướp của làng nghề Phan Thanh

Ngày 20/1/2022, Làng Phan Thanh được UBND tỉnh Nghệ An công nhận danh hiệu làng nghề chế biến lươn. Đây là vinh dự và niềm tự hào để “nghề lươn” Phan Thanh ngày một phát triển và vươn xa.

Ông Phan Văn Đề - Phó Chủ tịch UBND xã Long Thành cho biết: Xã Long Thành thuộc vùng trũng của huyện Yên Thành, nắng thì hạn mà mưa thì ngập úng, người dân thu nhập từ cây lúa chẳng đáng là bao nên nghề bắt lươn, chế biến lươn đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, có thêm thu nhập.

Hiện nay các hộ làng nghề đã và đang xây dựng và phát triển toàn diện nghề nuôi lươn, chế biến lươn theo hướng hiện đại. Đó là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào nuôi và chế biến lươn theo dây chuyền rất sạch, an toàn và bảo đảm vệ sinh môi trường, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ sản xuất thêm sản phẩm cháo lươn, miến lươn, súp lươn ăn liền mang thương hiệu làng nghề trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Hy vọng sản phẩm sẽ được thị trường trong và ngoài nước đón nhận”, ông Phan Văn Đề chia sẻ thêm.

Tạm biệt Phan Thanh trong buổi sáng nắng vàng như rót mật, chúng tôi thầm chúc cho làng nghề ngày một phát triển, khẳng định thương hiệu cũng như xứng đáng với đánh giá của giới ẩm thực là làng lươn độc đáo nhất xứ Nghệ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 3 giờ trước
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 3 giờ trước
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 4 giờ trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 4 giờ trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.