Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024

Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.

Một góc trung tâm xã Môn Sơn hôm nay...
Một góc trung tâm xã Môn Sơn hôm nay...

Môn Sơn xưa…

Rẽ trái từ quốc lộ 7A, chúng tôi bắt đầu cho một hành trình đầy thú vị khi chạm đất Môn Sơn. Vào những ngày tháng tư lịch sử, con đường nhựa vắt qua bao thung lũng, bản làng đã nhuộm thắm sắc đỏ của cờ, hoa. Con Cuông đang háo hức cho Lễ hội Môn Sơn – Lục Dạ, một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái, được tổ chức định kỳ hàng năm vào dịp tháng tư. Đây là dịp để thế hệ trẻ, Nhân dân và đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ tưởng nhớ các cán bộ tiền bối, những người con ưu tú của quê hương một lòng đi theo Đảng.

Còn nhớ đầu năm 1931, khi các đồng chí Lê Xuân Đào (Trưởng ban Tài chính của Xứ uỷ Trung kỳ), Lê Mạnh Duyệt và Nguyễn Hữu Bình (Đặc phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An) lên Môn Sơn xây dựng phong trào cách mạng.

Tháng 4 năm 1931 đã đánh dấu mốc quan trọng về sự ra đời của Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ. Chi bộ Đảng ấy đã ra đời trên mảnh đất Môn Sơn yêu dấu, ngay trong chính căn nhà của người đàn ông dân tộc Thái Vi Văn Khang. Giác ngộ cách mạng từ sớm, lại có tư tưởng, lập trường vững vàng, cụ Vi Văn Khang được bầu chọn là Bí thư Chi bộ của Chi bộ Đảng Môn Sơn với 6 đảng viên.

Tại ngôi nhà này, cơ sở Đảng đã bí mật in tài liệu, truyền đơn, đem đi rải khắp các bản làng. Đêm đêm, bà con thường tập trung tại đây để học chữ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Từ đó, phong trào Môn Sơn chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới. Môn Sơn trở thành đầu mối liên lạc giữa cách mạng miền xuôi và miền ngược, giữa phong trào của đồng bào Kinh với các dân tộc miền núi Nghệ An.

Di tích lịch sử quốc gia - Nhà cụ Vi Văn Khang ở bản Thái Hòa xã Môn Sơn
Di tích lịch sử Quốc gia - nhà cụ Vi Văn Khang ở bản Thái Hòa, xã Môn Sơn

Ngôi nhà nơi các đảng viên đầu tiên của miền Tây xứ Nghệ tuyên thệ trước cờ Đảng, nay đã được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Và từ năm 1994, ngày thành lập chi bộ Đảng (14/4/1931) đã trở thành ngày lễ hội truyền thống văn hoá hàng năm của Nhân dân Môn Sơn.

Xa xôi hơn, Môn Sơn xưa còn là vùng đất nằm trong “miền Trà Lân” mà Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa.  Hơn 600 năm trước, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi dấy nghĩa, đánh chiếm thành do tướng giặc Cầm Bành giữ thành, làm nên “miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Sau khi chiến thắng, Lê Lợi chiêu binh, luyện quân, tập hợp lực lượng. Theo truyền miệng, nghĩa quân còn có 6 đêm trú quân ở “cửa núi” (Môn Sơn) đã thành tên gọi xã “Lục Dạ” bây giờ. Thành Trà Lân nay đã hoang phế, nằm trên địa bàn xã Bồng Khê, cách huyện lỵ Con Cuông hơn 2km.

… và nay

Nếu bẵng đi một vài năm trở lại, Môn Sơn khác xa so với những gì mà kẻ lữ thứ từng cảm nghĩ. 

Bắt đầu từ đập Pha Lài. Đây là vùng trung tâm xã Môn Sơn, cũng là điểm đầu tiên cho hành trình du lịch trải nghiệm ngược dòng Giăng vào với tộc người ngủ ngồi Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát. Nhiều năm trước, đây là vùng “lam sơn chướng khi” thì nay đã tấp nập trên bến dưới thuyền với nhà hàng nổi, thuyền máy du lịch hoạt động nhộn nhịp. Người dân đã biết làm du lịch, có thu nhập từ du lịch.

Môn Sơn đang có 3 câu lạc bộ phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh biên giới
Môn Sơn đang có 3 câu lạc bộ phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh biên giới

Bổ trợ cho Pha Lài là điểm du lịch cộng đồng bản Xiềng. Đây là điểm du lịch được hình thành thứ 2 của huyện Con Cuông, nhưng là điểm duy nhất ở miền Tây xứ Nghệ có mô hình Câu lạc bộ ngoại ngữ cộng đồng. Ở đây, có những homestay do người Thái phục vụ, có những cư dân miền sơn cước tiếp xúc với tiếng Anh để có thể trả lời những điều tối thiểu với khách du lịch.

Trong dòng chảy của sự phát triển hôm nay, nhiều người dân Môn Sơn đã không chịu “an phận thủ thường”. Bằng chứng rõ nhất, là đã có những người dân Đan Lai viết đơn xin thoát nghèo lên các cấp chính quyền. Danh sách ấy cứ ngày một dày thêm, như minh chứng chắc chắn cho quyết tâm thoát nghèo của những cư dân biên viễn.

Một điều khá thú vị nữa, khi đến với xã biên giới Môn Sơn là, hầu hết người đứng đầu thôn, bản hiện nay đều là phụ nữ. Chưa lúc nào như lúc này, nhận thức của người dân vùng miền núi đã thay đổi đến như vậy, nhất là suy nghĩ về vị thế của người phụ nữ trong xã hội. 

Toàn xã Môn Sơn có 14 Chi bộ thôn, bản, trong đó có 7 Bí thư là nữ, 5 trưởng bản là nữ, 1 Bí thư Chi bộ kiêm trưởng bản là nữ. Các nữ “thủ lĩnh” thôn, bản đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều chị đã mạnh dạn chỉ đạo, tham mưu, đề xuất các vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế của người dân.

Nguyễn La Vi Na (ở giữa) hiện đang theo học tại Trường THPT DTNT số 1 của tỉnh Nghệ An đã xuất sắc đoạt Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế TIMO tại Thái Lan vào tháng 3/2023
Nguyễn La Vi Na (ở giữa) hiện đang theo học tại Trường THPT DTNT số 1 của tỉnh Nghệ An đã xuất sắc đoạt Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế TIMO tại Thái Lan vào tháng 3/2023

Chúng tôi đã có những giải phút trải nghiệm ở các bản làng Môn Sơn và nhận thấy, cuộc sống nông thôn miền núi nơi đây rất yên bình. Hỏi ra mới hay, những người phụ nữ ở Môn Sơn đã không hề kém cạnh nam nhi, khi lần lượt tham gia vào 3 Câu lạc bộ phụ nữ bảo vệ biên cương; với 100 hội viên, mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, dưới sự hướng dẫn của cán bộ Đồn Biên phòng Môn Sơn.

Từ công sức của nhiều người, thôn bản, biên giới Môn Sơn trở nên bình yên đến lạ. Đại úy Lay Văn Thìn - Trưởng Công an xã Môn Sơn chia vui: Thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lập hồ sơ đưa đi cai nghiện, quản lý tốt địa bàn giáp ranh… chúng tôi đã chú trọng nâng cao vai trò, vị trí của cán bộ, đảng viên, già làng, trưởng bản, Người có uy tín. Vì thế, Môn Sơn đã hoàn thành 6/6 tiêu chí xã biên giới sạch về ma túy từ năm 2022.

Xin được kết thúc bài viết này bằng câu chuyện rất vui về “Gia đình Liên hợp quốc” ở Môn Sơn như một sự đổi thay cơ bản và tất yếu nhất trong tiến trình phát triển của một vùng đất-là đổi thay từ giáo dục. Không có điều kiện học tiếng Anh như ở vùng khác nhưng cô bé Nguyễn La Vi Na, hiện đang theo học tại Trường THPT DTNT số 1 của tỉnh Nghệ An đã xuất sắc đoạt Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế TIMO tại Thái Lan vào tháng 3/2023. 

Nguyễn La Vi Na là con gái đầu của anh Nguyễn Thế Thảo, Phó Chủ tịch HĐND xã Môn Sơn. Anh Thảo có bố là người Kinh, mẹ là người Thái và vợ là người Đan Lai. Điều ấn tượng là khi vợ anh Thảo là chị La Thị Hằng, cũng là một trong những học sinh Đan Lai đầu tiên được đi học tại Trường THPT DTNT Nghệ An từ năm 1995, hiện đang là giáo viên tiểu học tại xã Môn Sơn./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện đồng bào Bru Vân Kiều giao mặt bằng làm đường cao tốc

Chuyện đồng bào Bru Vân Kiều giao mặt bằng làm đường cao tốc

Trong văn hóa truyền thống của người Bru Vân Kiều, “Rừng ma” là đất cấm, bất khả xâm phạm. Ấy vậy mà khi có dự án đường cao tốc đi qua, người Bru Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã vượt qua “lời nguyền” để di dời “Rừng ma” vì lợi ích chung của quốc gia
Tin nổi bật trang chủ
“Ủy ban Dân tộc hai nước Việt Nam -Trung Quốc cần tăng cường phối hợp xây dựng chính sách, huy động nguồn lực chăm lo cho đồng bào DTTS”

“Ủy ban Dân tộc hai nước Việt Nam -Trung Quốc cần tăng cường phối hợp xây dựng chính sách, huy động nguồn lực chăm lo cho đồng bào DTTS”

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại buổi tiếp Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Biên Ba Trát Xi tại Trụ sở Chính phủ, chiều 25/6. Tham dự buổi tiếp, về phía UBDT, có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông.
Tin trong ngày - 25/6/2024

Tin trong ngày - 25/6/2024

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Các tỉnh miền Bắc đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở, sụt lún. Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, Thanh Hóa ra Công điện khẩn. Khai mạc Trại sáng tác dành cho nhà văn, nhà thơ trẻ DTTS. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chuyện kể ở Sơn Lang

Chuyện kể ở Sơn Lang

Phóng sự - Tiêu Dao – Lê Nhung - 3 giờ trước
Nhiều năm trôi qua, Sơn Lang - vùng đất khô cằn, gian khó ngày trước nay đã chuyển mình mạnh mẽ. Những cánh rừng chằng chịt hố bom, những thân cây trơ trụi thuở trước giờ đã hồi sinh. Rẫy cà phê, cây ăn trái, du lịch cộng đồng đã mang đến luồng gió mới cho những bản làng Ba Na ở Sơn Lang.
Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 3 giờ trước
Từ bao đời nay, nghi thức đám cưới của người Dao lù gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống.
Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Kinh tế - Hoàng Chính- Vũ Mừng - 3 giờ trước
Xã Quyết Tiến là một trong những địa phương có diện tích trồng cây rau màu lớn nhất của huyện Quản Bạ (Hà Giang). Đặc biệt, những năm gần đây, việc liên kết bao tiêu đầu ra sản phẩm nông nghiệp đang giúp người nông dân yên tâm canh tác, tạo nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, nổi bật là mô hình trồng dưa chuột liên kết.
Đồng bào Gia Rai ở Chư Păh liên kết trồng sầu riêng tiêu chuẩn VietGAP

Đồng bào Gia Rai ở Chư Păh liên kết trồng sầu riêng tiêu chuẩn VietGAP

Kinh tế - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Với hiệu quả giá trị kinh tế từ cây sầu riêng mang lại, nhiều hộ người Gia Rai ở xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã liên kết xây dựng Tổ hợp tác trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là hướng đi mới giúp tăng giá trị cây trồng, nâng cao thu nhập của đồng bào Gia Rai, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản địa phương.
Tăng cường hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tăng cường hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 25/6, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Việt Nam, đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng Đoàn đại biểu UBDT Việt Nam đã có cuộc Hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao của UBDT Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do ông Biên Ba Trát Xi, Phó Chủ nhiệm UBDT Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm Trưởng đoàn.
Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Những năm qua, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới này đang có nhiều khởi sắc.
Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang vừa được công nhận là thôn hoàn thành các tiêu chí xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Vào thời điểm tháng 6 này, khách ghé thăm thôn Tha sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ bởi sắc vàng của cánh đồng lúa chín sát ngay những nếp nhà sàn cổ mộc mạc, được trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày nơi đây.
Phú Bình (Thái Nguyên): Phấn đấu đến cuối năm 2029 không còn xóm đặc biệt khó khăn

Phú Bình (Thái Nguyên): Phấn đấu đến cuối năm 2029 không còn xóm đặc biệt khó khăn

Tin tức - Hà Anh - 3 giờ trước
Sáng 25/6, huyện Phú Bình đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024. Đại hội có chủ đề: Nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh Thái nguyên, và 150 đại biểu người DTTS tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Hỗ trợ Bắc Kạn 5.000 lít hóa chất để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Hỗ trợ Bắc Kạn 5.000 lít hóa chất để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Xã hội - Minh Nhật - 3 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn 5.000 lít hóa chất để địa phương này triển khai phun tiêu độc, khử trùng nhằm khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp.
Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận đạt danh hiệu Danh lục Xanh

Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận đạt danh hiệu Danh lục Xanh

Sắc màu 54 - Minh Thu - 3 giờ trước
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) vừa chính thức công nhận Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là Khu bảo tồn thứ 72 trên thế giới đạt danh hiệu Danh lục Xanh.