Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Để tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện các chủ trương, chính sách cho đồng bào dân tộc Đan Lai tại vùng lõi VQG, các cấp ngành ở tỉnh Nghệ An, huyện Con Cuông, VQG cũng đã vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, do phải đảm bảo thủ tục pháp lý nên việc giao đất, cấp sổ đỏ cho người dân vẫn đang tiếp tục điệp khúc… chờ, kéo theo các chính sách hỗ trợ cho đồng báo cũng chưa thể thực hiện.
Tin tức -
An Yên -
08:43, 29/08/2024 Tiếp tục kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Nghệ An, ngày 28/8, Đoàn công tác của UBDT do Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Hà Việt Quân làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế ở bản Co Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Cùng đi, có đại diện một số vụ của UBDT, chuyên viên Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG. Phía tỉnh Nghệ An, có ông Lương Văn Khánh - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cùng các phòng, ban liên quan và đại diện chính quyền địa phương nơi Đoàn tiến hành kiểm tra.
Phóng sự -
An Yên-CTV -
07:48, 18/10/2024 Rời đất Con Cuông (Nghệ An), chúng tôi cứ mãi nghĩ suy về câu chuyện những người trẻ Đan Lai rời núi, vượt rừng sang xứ người mưu sinh, tìm cách thay đổi cuộc sống. Đó cũng là điều đáng mừng về sự chuyển biến nhận thức, sự nỗ lực, quyết tâm để thay đổi cuộc sống của lớp trẻ; là kết quả từ thực hiện chính sách dân tộc và các chương trình MTQG của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS ở những vùng khó khăn..
Phóng sự -
Thanh Hải -
19:40, 13/09/2024 Bầu tĩnh lặng của đại ngàn Pù Mát, Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) thời gian qua bị phá tan bởi những tiếng ầm vang, rộn rã nhiều thứ tiếng từ máy xúc, máy ủi, máy khoan cọc cạch liên hồi… cùng tiếng của những chuyến xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng từ trung tâm xã Môn Sơn ra vào hối hả. Nơi thâm sơn đại ngàn Pù Mát đang từng bước xuất hiện những công trình phục vụ đời sống dân sinh cho bà con Đan Lai.
Phóng sự -
Thanh Hải -
02:20, 19/06/2024 Trong quá trình triển khai các hạng mục đầu tư dành cho người Đan Lai theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã xuất hiện nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ, đặc biệt là tình trạng đến nay nhiều hộ dân được thụ hưởng chính sách chưa được cấp đất ở, đất sản xuất, làm ảnh hưởng đến rất nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển khác.
LTS: Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã dành hẳn một Tiểu dự án hỗ trợ đầu tư cho đồng bào Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An). Mục tiêu đề ra là đầu tư phát triển bền vững tộc người này gắn với bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái. Nhưng đã gần hết giai đoạn 1: từ 2021-2025, dự án vẫn đang còn nhiều vướng mắc, nhất là các thủ tục chuyển đổi đất rừng và rừng, khiến cho nhiều mục tiêu bị “treo”.
LTS: Hàng trăm hộ dân tộc Đan Lan sinh sống ở bản Búng và Cò Phạt lâu đời trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An). Định cư đã lâu, nhưng người dân chưa được cấp đất ở, đất sản xuất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất. Do vậy, khi chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, người khó khăn và gần đây nhất triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 cho người Đan Lan cũng đều vướng mắc...
Cùng với các chương trình “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi đồn Biên phòng” và dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em đến trường” mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên” đã hỗ trợ các em học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) có điều kiện sinh hoạt, học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, còn trang bị thêm kỹ năng để các em hòa nhập với cộng đồng.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn - Hùng Tiến -
17:04, 20/04/2023 Những căn nhà tranh xiêu vẹo và trống hoác; khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, địa bàn cách trở…; những khốn khó và đói nghèo ấy khiến cụm bản người Đan Lai ở Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) dường như càng trở nên biệt lập hơn. Khe Nóng chưa bao giờ hết nóng, bởi nỗi lo thường trực của bà con dân bản vẫn là những kế sách mưu sinh và chuyện học hành của con trẻ.
Thấu hiểu những khó khăn của học sinh vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xa xôi khó khăn, nhiều giáo viên đã không quản ngại cắm bản để gieo chữ cho các em. Với mong muốn có con chữ, lớn lên cuộc sống của các em sẽ đổi thay.
Nằm trong nhóm DTTS có khó khăn đặc thù ở Nghệ An, người Đan Lai (nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ) được thụ hưởng nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ theo Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719. Hiện nay, một số dự án đầu tư đang gấp rút được UBND huyện Con Cuông chỉ đạo triển khai.
“Cái gì có lợi cho dân thì dù khó mấy cũng cố gắng để làm, điều gì không có lợi thì tuyệt đối không nghe và làm theo. Thấy dân bản vui thì “cái bụng” mình cũng ấm lắm”, ông La Văn Linh ở bản Cò Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An thường nói như vậy. 27 năm làm cán bộ ở Cò Phạt, sự cống hiến của ông đang từng ngày làm cho cuộc sống người Đan Lai nơi đây đổi thay.