Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đoàn công tác của UBDT kiểm tra thực tế các dự án đầu tư cho người Đan Lai tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát

An Yên - 08:43, 29/08/2024

Tiếp tục kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Nghệ An, ngày 28/8, Đoàn công tác của UBDT do Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Hà Việt Quân làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế ở bản Co Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Cùng đi, có đại diện một số vụ của UBDT, chuyên viên Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG. Phía tỉnh Nghệ An, có ông Lương Văn Khánh - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cùng các phòng, ban liên quan và đại diện chính quyền địa phương nơi Đoàn tiến hành kiểm tra.

Đoàn công tác của UBDT cùng lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, chính quyền huyện Con Cuông kiểm tra thực tế các hạng mục thi công từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 tại bản Co Phạt, xã Môn Sơn - bản của người Đan Lai
Đoàn công tác của UBDT cùng lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, chính quyền huyện Con Cuông kiểm tra thực tế các hạng mục thi công từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 tại bản Co Phạt, xã Môn Sơn - bản của người Đan Lai

Tại bản Co Phạt nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát - nơi định cư của người Đan Lai, Đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ xây dựng nhiều công trình, hạng mục thuộc nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719. Đó là kiểm tra tiến độ xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, tiến độ của điểm trường mầm non, xây dựng cầu treo và đường bê tông nối liền hai bản Búng với Co Phạt…

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, hệ thống đường ống dẫn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân đã được xây dựng gần xong. Hiện tại, để có thể sử dụng nước, phải trải qua giai đoạn đấu nối đường ống từ vị trí khóa tổng về tận hộ gia đình.

Nhiều hạng mục của điểm trường mầm non tại bản Co Phạt vẫn chưa xong, khó kjp cho ngày khai giảng năm học mới do thời tiết mua gió bất thường, do quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu quá khó khăn...
Nhiều hạng mục của điểm trường mầm non tại bản Co Phạt vẫn chưa xong, khó kịp cho ngày khai giảng năm học mới do thời tiết mưa gió bất thường, do quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu quá khó khăn...

Còn hạng mục xây dựng trường mầm non và các công trình phụ trợ, đang gấp rút được đơn vị thi công để phục vụ nhu cầu dạy và học trong năm học 2024 - 2025. Tại công trình, Đoàn kiểm tra đã kiểm tra hạng mục phòng học, nhà vệ sinh, hệ thống cửa, sân nền… và nhận thấy, rất khó để hoàn thành kịp khai giảng đón năm học này. Bởi hệ thống sân nền, thềm, bờ bao… vẫn chưa hoàn thiện.

Kiểm tra thực tế hạng mục cầu treo, cũng như tuyến đường trong gói thầu xây dựng đường và cầu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai bản Búng và Co Phạt, cho thấy, tuyến đường bê tông đã cơ bản hoàn thành san ủi xong nền đường, đơn vị thi công đang tiến hành đổ bê tông và đã hoàn thành khối lượng khoảng 1.700m. Với hạng mục cầu treo nằm trên tuyến giao thông này, đơn vị thi công đã xây dựng xong 2 trụ mố cầu; hệ thống dây cáp cũng đã được tiến hành khảo nghiệm, đánh giá trước khi lắp đặt.

Lãnh đạo huyện Con Cuông cho biết: đang rất nỗ lực, chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục khó khăn về thời tiết, về giao thông, về chi phí nhân công... xây dựng công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ
Lãnh đạo huyện Con Cuông cho biết đang rất nỗ lực, chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục khó khăn về thời tiết, về giao thông, về chi phí nhân công... xây dựng công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ

Với gói thầu xây dựng đường nội bộ các bản, đã thi công xong nhiều tuyến, nhưng chưa tạo lề và rãnh thoát nước.

Đánh giá sơ bộ tại buổi kiểm tra, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Hà Việt Quân đề nghị, chính quyền huyện Con Cuông cần kiểm tra, chỉ đạo, giám sát các đơn vị thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng. Tuyệt đối không đốt cháy thời gian, nóng vội… dẫn tới chất lượng công trình không bảo đảm.

Đoàn công tác kiểm tra tiến độ công trình đường giao thông nối trung tâm xã Môn Sơn vào các bản Co Phạt và khe Búng
Đoàn công tác kiểm tra tiến độ công trình đường giao thông nối trung tâm xã Môn Sơn vào các bản Co Phạt và Khe Búng

Theo báo cáo nhanh của huyện Con Cuông, đã có nhiều công trình, hạng mục thuộc nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 đã và đang được đầu tư ở các bản làng người Đan Lai. Đó là kè chống sạt lở và bến đò; đường nội bộ các bản, hệ thống đường điện thắp sáng… Với các hạng mục dang dở như tuyến đường và cầu treo từ trung tâm xã Môn Sơn vào các bản làng người Đan Lai, các điểm trường, đường nội bản… sẽ nỗ lực thi công hoàn thành theo tiến độ.

Huyện Con Cuông cũng đã nêu lên nhiều thực tế khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công trình. Đó là thời tiết mưa gió thất thường dẫn tới các công trình phải kéo dài thời gian. Thêm vào đó, việc vận chuyển nguyên vật liệu như cát, đá, xi măng, sắt thép… phục vụ các công trình phải vận chuyển quãng đường quá xa, khó khăn trong di chuyển. Còn các đơn vị thi công thì “khóc dở mếu dở” vì chi phí nhân công cao, khó thuê lao động, thời tiết bất thường…

Lãnh đạo huyện Con Cuông cũng phản ánh với Đoàn kiểm tra về việc người dân Đan Lai dù sinh sống lâu đời trong vũng lõi này nhưng đến nay vẫn chưa được cấp đất ở, đất sản xuất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì lý do này, dẫn đến nội dung xây dựng nhà ở theo Chương trình MTQG 1719 không thể thực hiện được.

Ngày 29/8, Đoàn công tác sẽ làm việc với UBND tỉnh để ghi nhận thêm những khó khăn chung của toàn tỉnh; đồng thời có những đánh giá về quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Tin nổi bật trang chủ
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 3 phút trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, huyện Nguyên Bình làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 31 phút trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Nhìn lại công tác phòng chống siêu bão ở Quảng Ninh: Bài học không được chủ quan, lơ là (Bài 2)

Nhìn lại công tác phòng chống siêu bão ở Quảng Ninh: Bài học không được chủ quan, lơ là (Bài 2)

Xã hội - Mỹ Dung - 37 phút trước
Đã hơn 10 ngày kể từ khi bão số 3 đổ bộ, những thiệt hại nặng nề vẫn đang hiện diện tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, ở đó, sức mạnh toàn dân đã và đang được phát huy cao độ, trở thành động lực lớn để Quảng Ninh vượt qua chồng chất khó khăn. Nhìn lại công tác phòng chống, ứng phó cơn bão kinh hoàng ấy, việc không được chủ quan, lơ là là bài học cần khắc cốt ghi tâm.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 43 phút trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 45 phút trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Sự kiện - Bình luận - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.
Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Làng biển Mỹ Nghĩa thuộc phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) là địa phương duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận còn lưu truyền nghệ thuật hò bả trạo. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn, làm thổn thức lòng người thưởng ngoạn.
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.
Phát lộ hơn 1km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Phát lộ hơn 1km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 18/9, UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện các bậc đá cổ mà cha ông sắp xếp lên Hoành Sơn Quan.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Thời sự - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.