Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm - Thị trường

Làng trống bên dòng sông Thu

Minh Ngọc – Bảo Anh - 16:59, 28/09/2024

Từ hàng trăm năm qua, nghề làm trống ở làng Lâm Yên đã tạo nên thương hiệu cho tiếng trống của làng. Nơi làng trống này đã có nhiều đời truyền nghề cho thế hệ sau, để những mùa hội lại rộn ràng tiếng trống như nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về văn hóa của cha ông.

Nghệ nhân làng trống Lâm Yên đnag hoàn thiện 1 chiếc trống
Nghệ nhân làng trống Lâm Yên đang hoàn thiện 1 chiếc trống

Nhịp điệu cha ông

Thoang thoảng từ đầu làng đến cuối làng, mùi gỗ mít vương vấn trên từng ngọn lá, xen lẫn với đó là tiếng cưa xẻ, tiếng máy móc mài gỗ và cả tiếng trống vang lên từng nhịp như nhịp thở của làng trống hơn 200 năm tuổi này. Một điều độc đáo có lẽ không nơi nào có, đó là nghề làm trống ở làng Lâm Yên (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cũng là nghề gia truyền qua nhiều thế hệ. Dòng họ Phan đã khai sinh ra nghề trống từ hơn 200 năm trước. Ông tổ nghề là Phan Công Thiên, quê gốc ở Hải Dương. Trong cuộc “Trịnh – Nguyễn phân tranh”, ông cùng gia đình đã “Nam tiến”, chọn Lâm Yên làm nơi dừng chân và mưu sinh bằng nghề này. Điều đặc biệt là các hộ theo nghề trống hầu hết đều mang họ Phan. Có nhiều gia đình 6 -7 thế hệ đều theo nghề làm trống.

Ông Phan Thiệp làm trống lớn theo đơn đặt hàng.
Ông Phan Thiệp làm trống lớn theo đơn đặt hàng

Đến làng nghề làm trống vào một ngày nắng oi ả, chúng tôi thấy có nhiều người vẫn hăng say làm việc. Người phơi da, người căng trống, người làm đai, người tiện gỗ... để chuẩn bị cho ra lò những chiếc trống cung ứng cho thị trường. Ở làng trống này có những người đã 75 tuổi như ông Phan Văn Hai vẫn tham gia làm trống. Đôi tay ông vẫn cứng cáp, đôi mắt tinh tường và đôi tai thẩm âm vẫn nghe rõ từng loại trống. Mấy mươi năm làm trống, nhiều người như ông Hai đã trở thành lão làng nắm giữ nhiều bí quyết làm trống của làng nghề. Sinh ra đã nghe tiếng gõ, tiếng đục, tiếng thùng thình của trống. Thế hệ này truyền cho thế hệ khác, cứ thế nối nhau. Trẻ con trong làng 10 tuổi đã biết các công đoạn làm trống, lớn thêm vài ba tuổi nữa là biết làm chiếc trống con, rồi mười tám đôi mươi đã bắt đầu làm chiếc trống đại. Người làng trống Lâm Yên có bí quyết riêng để tạo ra những chiếc trống bền, đẹp, có tiếng vang. Họ truyền nhau “bí kíp” từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì và phát triển nghề truyền thống của cha ông.

Những chiếc trống dăm luông với kích thước lớn được chế tác tại làng Lâm Yên.
Những chiếc trống dăm luông với kích thước lớn được chế tác tại làng Lâm Yên

Ông Phan Văn Hai cho biết, để làm 1 chiếc trống, nếu có sẵn nguyên liệu thì mất khoảng 3 đến 5 ngày, ngược lại có khi mất đến cả tháng trời. Để có được những chiếc trống bền đẹp, thợ làm trống phải trải qua nhiều công đoạn. Người làm trống phải có kinh nghiệm dày dặn, biết cách chọn nguyên liệu từ da trâu, gỗ… đến cảm âm của trống. Đặc biệt là khâu xử lý da trâu và bịt miệng trống là công đoạn quan trọng, quyết định đến chất lượng chiếc trống. Người thợ phải khéo tay, tỉ mẩn để kéo căng đều miếng da trâu vừa dai vừa dày, bịt kín 2 đầu miệng trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chốt làm từ tre già. Đây là bước điều chỉnh âm thanh cao thấp nên chỉ có những người “rành” nghề mới có thể xử lý được bài bản, đạt chuẩn.

Anh Phan Văn Hiệp là truyền nhân đời thứ 6 của làng trống ở Lâm Yên.
Anh Phan Văn Hiệp là truyền nhân đời thứ 6 của làng trống ở Lâm Yên

Thợ làng nghề Lâm Yên có thể làm được nhiều loại trống khác nhau như trống đội, trống đại, trống dùng trong đình, chùa, trống múa lân sư rồng, trống hội… với kích thước trống khá đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Một điều đặc biệt của kỹ thuật làm trống ở Lâm Yên, đó là ngoài loại trống tang ghép, thì còn một loại trống với tang trống được làm từ gỗ nguyên khối.

Ông Phan Thiệp (65 tuổi) cho biết, trống với tang làm từ gỗ nguyên khối gọi là trống dăm luông. Để làm nên một chiếc trống dăm luông thì phải có khối gỗ tốt, người thợ phải dùng nhiều ngày để đục rỗng ruột, rồi phơi vài tháng tùy kích thước. Sau đó mới đến công đoạn trang trí tinh xảo, bịt da trâu, hiệu chỉnh âm thanh. Trống dăm luông thường có kích thước lớn nên nhiều người gọi vui là trống khổng lồ. Giá trị của loại trống dăm luông này khá cao bởi công chế tác vô cùng tinh xảo, cùng với đó là những thân cây gỗ nguyên khối được nhập khẩu từ nước ngoài về với giá đắt đỏ. Tùy theo kích thước mà có giá từ vài triệu, vài chục thậm chí hàng trăm triệu đồng.

Anh Phan Văn Hiệp kiểm tra tấm da trâu bịt trống
Anh Phan Văn Hiệp kiểm tra tấm da trâu bịt trống

Ở làng trống Lâm Yên, anh Phan Văn Hiệp (truyền nhân đời thứ 6 của nghề làm) từng chế tác một chiếc trống dăm luông với giá gần 700 triệu đồng. Cùng với đó, có những chiếc trống đặc biệt kèm chân đế nặng tới 5 tấn với đường kính 1,8m, chiều dài 2,1m được đặt hàng. Hay chiếc trống đặt hàng có đường kính 1,2m, chiều dài 1,9m người thợ phải làm vài tháng mới hoàn thành.

Chênh vênh sức sống làng nghề

Từ xa xưa, tiếng trống đã trở thành âm thanh quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Từ tiếng trống trường, trống hội, đến tiếng trống trong các trò chơi dân gian, trong dàn nhạc truyền thống… Nghề làm trống đã gắn bó với người dân Lâm Yên hơn 200 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa truyền thống. Để phát triển làng nghề, năm 2012 chính quyền địa phương đã hỗ trợ thành lập HTX làng nghề truyền thống trống Lâm Yên, hỗ trợ làng nghề kinh phí, kỹ thuật, đưa sản phẩm đi trưng bày, triển lãm tại nhiều hội chợ trong và ngoài nước.

Sản phẩm trống Lâm Yên
Sản phẩm trống Lâm Yên

Ông Phan Văn Hiệp, Chủ nhiệm HTX làng nghề truyền thống trống Lâm Yên cho biết, trong một năm, người làm trống Lâm Yên bận rộn nhất là thời gian từ tháng 7 đến tháng Giêng Âm lịch. Vào các dịp Rằm tháng 7, khai giảng năm học mới, Tết Nguyên đán, hay những lễ hội đầu xuân, nhu cầu mua trống tăng lên. Dịp rằm tháng 7 thì các dòng họ mua để phục vụ tế tổ, tháng 9 thì các trường học đặt trống trước mùa tựu trường, dịp đầu năm thì các địa phương mua phục vụ các lễ hội.

Tuy nhiên, so với những năm xưa, số hộ duy trì nghề làm trống ngày một giảm. Trước đây, làng Lâm Yên có hơn 30 hộ làm trống, mỗi năm Lâm Yên cung ứng ra thị trường gần 2.000 trống các loại thì nay chỉ còn khoảng 6 - 7 hộ theo nghề. Do hạn chế về nguyên vật liệu, nhân lực làm nghề nên các loại trống nhỏ không còn được chú trọng sản xuất, thay vào đó là những đơn đặt hàng các loại trống lớn từ khắp nơi hoặc nhờ sửa chữa lại những trống bị hư mặt trống, thân trống.

Một chiếc trống lớn đã được đánh dầu vecni bóng loáng
Một chiếc trống lớn đã được đánh dầu vecni bóng loáng

Hiện nay, nguy cơ mai một, thất truyền nghề trống Lâm Yên đang hiện hữu khi người dân chưa thể sống được với nghề. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì, níu giữ làng nghề để các thế hệ sau tiếp bước và phát huy. Trong đó, cần chú trọng hỗ trợ, tìm thị trường đầu ra cho các cơ sở làm trống; có giải pháp khuyến khích người trẻ học và duy trì nghề trống Lâm Yên. Như vậy mới có thể góp phần giúp làng nghề trống tiếp tục tồn tại, giữ lại nét văn hóa truyền thống lâu đời của thương hiệu trống nổi tiếng bậc nhất xứ Quảng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện về những cây sầu riêng trăm tuổi

Chuyện về những cây sầu riêng trăm tuổi

Krông Pắc là thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây có những cây sầu riêng cổ thụ hàng trăm tuổi vẫn cho năng suất cao, chất lượng quả thơm ngon đặc biệt. Những cây sầu riêng cổ thụ này đang thu hút du khách thập phương tham quan, trải nghiệm.
Tin nổi bật trang chủ
“Trùm Then” ở bản Khuổi Phường

“Trùm Then” ở bản Khuổi Phường

Tìm trong di sản - Nguyễn Thế Lượng - 16:55, 12/10/2024
Sinh ra, lớn lên trong cái nôi văn hóa của người Tày, ông Hoàng Văn Thụy say mê, tâm huyết sưu tầm, ghi chép, gìn giữ những câu Then cổ quý giá của các bản làng, vừa không ngừng sáng tạo ra những bài hát Then hiện đại để phổ biến trong cộng đồng. Ông trở thành “trùm Then” của bản người Tày Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Chư Păh (Gia Lai): Tăng cường truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh

Chư Păh (Gia Lai): Tăng cường truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh

Xã hội - Ngọc Thu - 16:41, 12/10/2024
Ngày 12/10, Phòng Dân tộc huyện Chư Păh (Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị lồng ghép cung cấp thông tin - tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho gần 150 học sinh của Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Chư Păh.
Đại học phải là một thực thể quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

Đại học phải là một thực thể quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

Thời sự - PV - 16:26, 12/10/2024
Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Hội LHPN Việt Nam: Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” và Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024

Hội LHPN Việt Nam: Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” và Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024

Tin tức - Thúy Hồng - 16:03, 12/10/2024
Ngày 12/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” và Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024.
Đặc sản ẩm thực xứ Mường

Đặc sản ẩm thực xứ Mường

Tìm trong di sản - Nguyệt Anh - 11:32, 12/10/2024
Người Mường ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở vùng thung lũng, dọc các con sông lớn và vùng bán sơn địa, từ đó hình thành nên những tập quán ăn uống, sử dụng nguyên liệu, gia vị rất đặc trưng, tạo nên nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Trong khuôn khổ của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp tập huấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Media - Ngọc Thu - 11:30, 12/10/2024
Trong khuôn khổ của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp tập huấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đặc sắc Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn

Đặc sắc Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 11:29, 12/10/2024
Tối 11/10, tại khu vực hồ Phai Loạn, UBND thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc năm 2024, với chủ đề “Tự hào bản sắc văn hóa xứ Lạng”.
Công an Thanh Hóa giải cứu 58 phụ nữ khỏi cơ sở kinh doanh Karaoke trá hình

Công an Thanh Hóa giải cứu 58 phụ nữ khỏi cơ sở kinh doanh Karaoke trá hình

Pháp luật - Minh Nhật - 11:28, 12/10/2024
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đấu tranh thành công Chuyên án 924D, bắt giữ 5 đối tượng liên quan đến hành vi mua bán người, giữ người trái pháp luật, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tại Cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke G7 ở thôn 1, xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, giải cứu 58 nạn nhân là nữ giới, trong đó có 12 nạn nhân dưới 16 tuổi.
Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thời sự - PV - 11:28, 12/10/2024
Sáng 12/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do mưa lũ tại xã A Lù

Tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do mưa lũ tại xã A Lù

Xã hội - Trọng Bảo - 11:28, 12/10/2024
Chiều 11/10, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, Đoàn Kinh tế quốc phòng 345 phối hợp với Câu lạc bộ Thiện nguyện Sùng Đức và Công ty TNHH Thương mại quốc tế Thừa Yến đã tới tặng quà cho các hộ gia đình bị thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn xã A Lù, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.