Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Sơn Gia Phúc - 08:29, 09/06/2023

Từ xa xưa, người Co có nhiều phong tục, tập quán dân gian thông qua các lễ hội cộng đồng. Một hoạt động dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Co là làm trống đất để thực hiện trong Nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được an lành, yên vui, ấm no, hạnh phúc. Mỗi chiếc trống đất mang ý nghĩa đại diện cho một vị thần

Người Cor gói bánh chuẩn bị Nghi lễ Cầu mưa.
Người Co gói bánh chuẩn bị Nghi lễ cầu mưa

Huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Co. Từ xa xưa, người Co cũng đã nhận thức được, nguồn nước có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống hằng ngày, là yếu tố sống còn cho sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng. Người Co theo tín ngưỡng đa thần, năm nào trời hạn hán, đồng bào lại tổ chức làm trống đất và thực hiện Nghi lễ cầu mưa, nhằm cầu nguyện các vị thần mang mưa xuống tưới tắm cho cây cối, mang nguồn nước đến cho con người. Vì vậy, trước khi tiến hành nghi lễ, những già làng có uy tín tìm những thế đất rộng, bằng phẳng để chọn làm nơi đặt trống đất và tổ chức nghi lễ.

Những người đàn ông dân tộc Cor chuẩn bị các lễ vật để thực hiện Nghi lễ Cầu mưa.
Những người đàn ông dân tộc Co chuẩn bị các lễ vật để thực hiện Nghi lễ cầu mưa

Già làng Phạm Lâm (75 tuổi) ở thôn 1, xã Trà Kót cho biết: Hằng năm, vào tháng 5, tháng 6 Âm lịch, sau khi dọn sạch rẫy cũ hoặc khai hoang rẫy mới và việc gieo trồng của mùa vụ trong năm đã xong, người Cor sẽ tổ chức làm trống đất và tiến hành Nghi lễ cầu mưa. 

Người Co tin rằng, trống đất rất linh thiêng, Nghi lễ cầu mưa sẽ mang những lời cầu nguyện của dân làng đến 5 vị thần: Thần Trời, thần Mây, thần Mưa, thần Đất và thần Người, sớm ban mưa cho mọi vật được sinh sôi, xanh tốt, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Đồng bào Cor tái hiện Nghi lễ Cầu mưa ngoài trời.
Đồng bào Co tái hiện Nghi lễ cầu mưa

Trống đất được làm bằng mo cau để trên 5 miệng lỗ đào dưới đất. Mỗi lỗ có bề ngang, bề dài, độ sâu vào khoảng một gang tay (khoảng hơn 20 cm), có dạng hình chum trên một mặt đất phẳng. Mỗi lỗ cách nhau cũng chừng một gang tay và xếp thành hai hàng, hàng trước 2 lỗ, hàng sau 3 lỗ.

Mặt trống được ghim xuống đất bằng 4 que tre, sau đó được ép phẳng kín với mặt đất bằng 4 chiếc nẹp nứa. Âm thanh của trống đất phụ thuộc vào độ kín của mặt trống, cũng như đường kính và chiều rộng, chiều sâu của hố đất. Độ mịn, quánh, dẻo của đất cũng có tác động lên âm thanh của trống.

Thầy cúng cùng những vị già làng uy tín tái hiện Nghi lễ cầu mưa trên sân khấu.
Thầy cúng cùng những vị già làng uy tín tái hiện Nghi lễ cầu mưa trên sân khấu

Để Nghi lễ Cầu mưa diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống, già làng và thầy cúng họp bàn với bà con dân làng, thống nhất việc chọn ngày lành tháng tốt, cùng các khoản đóng góp lễ vật, cách thức tổ chức nghi lễ. Trong nghi lễ, nhất thiết phải có cây nêu tượng trưng cho tấm lòng người Co. Đây là trung tâm để thực hiện nghi lễ ngoài trời ở giữa làng.

Mở đầu nghi lễ, những già làng uy tín mặc trang phục truyền thống đứng ra làm chủ lễ, trong đó một già làng khấn chính. Thầy cúng dẫn đoàn người trong làng ra làm lễ cúng thần Thổ địa và thần Nước. Lễ cúng được tổ chức vào giữa trưa. Lễ vật cúng trong Nghi lễ cầu mưa gồm: mâm trầu cau, rượu, gạo, 1 con gà luộc, 1 con gà trống tơ và sản vật khô là nhím hoặc sóc (hiện nay đã được thay thế bằng con vật nuôi khác).

Người Cor gõ trống đất trong Nghi lễ Cầu mưa. Mỗi chiếc trống đất mang ý nghĩa đại diện cho một vị thần
Người Co gõ trống đất trong Nghi lễ cầu mưa. 5 chiếc trống đất đại diện cho 5 vị thần là: Trời, Mây, Mưa, Đất và thần Người

Khi âm thanh của chiêng trống đồng loạt nổi lên, già làng thực hiện nghi lễ cúng trong nhà, sau đó tiến hành cúng ngoài trời. Lúc trời có sấm sét, thầy cúng nâng con gà trống đã luộc chín cùng các già làng ngồi khấn gửi lên các vị thần linh.

Tạm dịch: “Hôm nay là ngày lành tháng tốt, người Co có mâm lễ xin dâng lên thần Trời, thần Mây, thần Mưa, thần Đất, thần Người, thần Sông, thần Núi, thần Thổ địa, tổ tiên ông bà về thụ hưởng đồ lễ của bà con trong làng. Hỡi ông thần Người kêu ông thần Đất, ông thần Đất gọi cho ông thần Trời, ông thần Trời gọi cho ông thần Mây để ông thần Mây gọi ông thần Mưa cứu loài người trên trần gian này đang khát nước. Thần Mây, thần Mưa hãy mau đổ nước xuống để cây lúa trên rẫy nẩy mầm. Hãy phù hộ đổ mưa xuống cho nguồn nước các khe, các suối chảy về để người Co có nước uống, sinh hoạt nấu nướng; cho cây sắn, cây lúa, cấy bắp lên xanh tốt, mùa màng được bội thu. Hãy phù hộ không cho xảy ra lũ lụt, xói mòn, thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của bà con trong làng".

Đồng bào Cor đấu chiêng trong phần hội của Nghi lễ cầu mưa
Đồng bào Co đấu chiêng trong phần hội của Nghi lễ cầu mưa

Sau mỗi câu khấn cầu mưa xuống, già làng hoặc một người đàn ông của làng sẽ gõ trống đất 1 lần. Đối với các trống đất đại diện cho các vị thần Trời, Mây, Mưa, thì gõ 7 tiếng; riêng trống thần Người phải gõ 9 tiếng. Cứ thế, người Co thực hiện đánh trống đất và thực hiện Nghi lễ cầu mưa cho tới khi trời chuyển dông báo hiệu sắp có mưa thì mới thôi.

Tiếp theo phần lễ là phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt với nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng. Nam nữ thanh niên trong trang phục truyền thống nhịp nhàng trong điệu múa ka đấu. Nghi lễ cầu mưa cũng là ngày hội đoàn kết của cộng đồng người Co, đưa mọi người đến gần nhau hơn, bà con gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỏi thăm sức khỏe để chung sức xây dựng quê hương và phát triển cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 1 giờ trước
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Thnăm Thmây năm 2025
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức gặp mặt Báo chí thông tin về tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, chủ trì buổi Gặp mặt.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025, của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 1 giờ trước
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm ANTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 2 giờ trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".