Chúng tôi rời “Ngôi nhà thiện nguyện” ở bản Huồi Sơn, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An để bắt đầu vượt dốc. Trời không mưa, nhưng con dốc vẫn ướt nhèm, trơn trượt. Chiếc xe máy cà tàng cứ rú ga trườn lên từng tí một. Thượng úy Nguyễn Bá Thế phải đánh tay lái liên tục, xoay qua xoay lại như múa, vừa chọn tìm lối đi dễ nhất vừa để giữ thăng bằng không cho xe bị đổ.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
07:09, 08/03/2024 Tôi không còn nhớ mình đã gặp chị Hồ Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) bao nhiêu lần. Điều nhớ được là lần nào gặp, cảm nhận về người phụ nữ Bru-Vân Kiều này là cuộc sống tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.
Phóng sự -
Chí Tín - Vũ Mừng -
01:39, 07/03/2024 Các loài linh trưởng được những người gắn bó với thiên nhiên trên toàn thế giới coi là “linh hồn” của những cánh rừng. Tiếng hót của chúng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ nguyên thủy của đại ngàn. Ở Cúc Phương, giữa thăm thẳm sắc xanh của rừng già có rất nhiều người đang ngày đêm chăm sóc, bảo vệ để cho linh hồn của rừng không biến mất.
Không phải đến mùa khởi động Tháng Thanh niên năm nay, với chủ đề “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” mới được đưa vào là một trong những hoạt động trọng tâm của tuổi trẻ. Thực ra, từ nhiều năm qua, ở đâu có màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ, thì ở đó có những hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội với phương châm “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Cũng vì thế mà những công trình, phần việc "thấm màu áo xanh tình nguyện" ở vùng khó, vùng đồng bào DTTS luôn mang nhiều ý nghĩa sâu đậm trong cộng đồng cư dân.
Phóng sự -
Phạm Thị Kim Loan -
11:49, 04/03/2024 Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng II, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hôm nay đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên gương mặt, nụ cười của đồng bào dân tộc Chứt nơi đây khi mùa Xuân mới về.
Họ xuất hiện trong dạng hình kỳ dị, trong huyên náo cuối cánh rừng giữa những gốc cây cổ thụ. Sự có mặt của họ như một phần tâm điểm của lễ Pơthi (Lễ Bỏ mả) hay dịp lễ hội của đồng bào các DTTS Tây Nguyên, đó là những Pram (người hóa trang) và Pơtual (người múa hề) mang đầy sự bí ẩn như chính vùng đất Tây Nguyên này.
Bờ xe nước - cỗ máy bằng tre là biểu tượng một thời bên dòng sông Trà Khúc ngày đêm quay đều, mang nước tưới cho ruộng đồng xanh tốt. Hơn 50 năm trôi qua, ở TP. Quảng Ngãi vẫn có một nghệ nhân cần mẫn dựng tạo “kỳ quan đồng ruộng” để di sản này không bị biến mất.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
11:49, 01/03/2024 Những ngày đầu năm mới, chúng tôi về xã Võ Lao, huyện Văn Bàn- một vùng đất từng được xem là 'vựa lúa, bồ thóc" của Lào Cai trong thời kháng chiến. Phát huy truyền thống cách mạng, Nhân dân Võ Lao hôm nay đang tiếp tục thay đổi phương thức sản xuất tiên tiến, phát triển các mô hình kinh tế mới để nâng cao thu nhập, làm giàu... vững bước trên con đường xây dựng Nông thôn mới.
Phóng sự -
T.Nhân-H.Trường -
11:43, 01/03/2024 Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Bình Định đã có nhiều khởi sắc. Góp phần làm nên sự khởi sắc này, không thể không nói đến vai trò của những nông dân người DTTS đã thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình và truyền đạt kinh nghiệm cho bà con cùng nhau vươn lên làm giàu.
Phóng sự -
Giang Lam -
07:54, 29/02/2024 “…Suốt 3 năm liền, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo nhưng bản thân tôi nhận thấy cứ trông chờ vào những chính sách ưu tiên người nghèo mãi không thể được. Tôi phải tự vượt khó, vươn lên…”. Đó chính là trích đoạn trong lá đơn xin thoát nghèo năm 2023 của ông Trần Văn Thiên, thôn Tân Hùng, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Và từ năm 2021 đến nay, ở Hàm Yên có 10 lá đơn đặc biệt như thế! Với họ đó là lá đơn của ý chí, của lòng tự trọng!
Phóng sự -
Thảo Linh -
16:15, 28/02/2024 Những cánh chim Phí, Chơ-rao mặc sức sải cánh giữa đại ngàn; các buôn làng yên bình bên dòng Đa Nhim dịu dàng, tuôn chảy; những người con mộc mạc, chân chất sống với nhau hết nghĩa, hết tình, đau đáu lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống nhằm lưu truyền cho hậu thế... Đó là những gì chúng tôi cảm nhận được khi đến với đồng bào dân tộc Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Già làng A Thuih đặt tay lên ngực trái của mình, nơi có những nhịp đập thổn thức của trái tim mấy mươi năm vẫn đăm đắm với văn hóa của người Rơ Ngao. Già nói, đây là nơi già cất giữ "âm vọng" ngàn năm tiếng chiêng của làng cổ để trao lại cho các thế hệ con cháu lũ làng giữ mãi cho mai sau...
Phóng sự -
Thảo Linh -
15:08, 21/02/2024 Mặc cho cái nóng khá gắt khi mặt trời đứng bóng, từng nhóm nông dân từ 3 - 5 người vẫn chăm chỉ, hì hục đào bới trên những thửa ruộng nứt nẻ. Từng nhát cuốc chắc nịch bổ xuống ruộng. Đôi tay thoăn thoắt bẻ từng thớ đất khô khốc để nhặt sản phẩm. Ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã P’Róh (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) giải thích “bà con đồng bào dân tộc thiểu số đang thu hoạch củ năng đó”.
Phóng sự -
Thanh Hải -
16:45, 18/02/2024 Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP tăng, bộ mặt bản làng đổi thay, an sinh xã hội được đảm bảo… là những thông số đầy khởi sắc ở khu vực miền Trung nói chung, Tây Duyên hải miền Trung nói riêng. Bước chuyển ấy có một phần quan trọng từ việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trong những năm qua.
Hơn sáu mươi năm trước, những thanh niên nam, nữ phơi phới sức trẻ từ vùng xuôi Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hà Tây, Hải Dương… đã lên đây xây dựng kinh tế. Lâm trường Tân Tiến là mái nhà chung để họ tụ lại. Một vùng rừng núi hoang sơ, “khỉ ho, cò gáy”. Nơi được gọi là “rừng thiêng, nước độc”, chính là Roàng.
Đã một thời, “cơn bão” ma túy “càn quét” qua bản Pa Mu, xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, khiến nơi đây trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhưng giờ đây, Pa Mu đã khoác lên mình “tấm áo mới” sau rất nhiều nỗ lực của chính quyền, các ban, ngành chức năng và của chính những người dân.
Phóng sự -
Chí Tín - Vũ Mừng -
16:27, 18/02/2024 Ở miền cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang có một con đường mang tên Hạnh Phúc. Cái tên được chính Bác Hồ đặt cho Quốc lộ 4C dài 185km từ TP. Hà Giang lên 4 huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. 65 năm sau ngày khởi công (tháng 9/1959), cuộc sống của hàng vạn đồng bào nơi đây đã đổi thay nhờ có đường này.
Phóng sự -
TS Lê Trung Kiên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh -
07:47, 17/02/2024 Nhiều học giả trong và ngoài nước đã thừa nhận và ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh là một Người bình dị trong suốt cuộc đời hoạt động trải nghiệm thực tiễn phong phú và giàu khát vọng cho dân giàu, nước mạnh. Từ nhận thức đến hành động, từ lời nói tới việc làm và khát vọng cống hiến của Người là tài sản vô giá, là định hướng quan trọng cho Đảng đồng hành cùng dân tộc hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường.
Phóng sự -
T.Nhân - H.Trường -
05:57, 15/02/2024 Đối với đồng bào Cơ Tu tại các huyện miền núi Quảng Nam, Bác Hồ là Vị Cha già dân tộc. Hình ảnh của Bác được đặt ở nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà. Đó là cách mà đồng bào bày tỏ lòng biết ơn đối với Bác.
Phóng sự -
Thảo Linh -
11:57, 10/02/2024 Những nếp nhà ấm cúng, thấp thoáng giữa các rẫy cà phê, đồi chè, vườn cây ăn trái tươi tốt. Trên các nẻo đường, học sinh thả sức nô đùa sau buổi tan trường... Những âm thanh, hình ảnh đầy sức sống ấy, chúng tôi bắt gặp và cảm nhận được trong những ngày đầu Xuân khi đến với các bản làng dân tộc Mông ở tỉnh Lâm Đồng.