Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Là nghệ nhân cao tuổi của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm qua, bà Phạm Thị Tắng (80 tuổi, trú tại thôn Lỏ, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn và phát huy giá trị của của Lễ hội Pồn Pôông - một Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở xứ Thanh luôn được đồng bào giữ gìn và phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần.
Phóng sự -
Chí Tín - Vũ Mừng -
02:58, 05/12/2023 Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!
Phóng sự -
Mạnh Cường- Tiêu Dao -
06:02, 04/12/2023 Già làng Hồ Với tóc đã trắng màu sương núi, nhưng vẫn miệt mài mang những điều tốt đẹp nhất về cho bản làng mình. Ông như "cây đại thụ" tỏa bóng cho người Pa Kô trên miền Cu Tai, xã A Bung, huyện Đăkrông, Quảng Trị này có cuộc sống ấm no hơn.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
08:29, 03/12/2023 Lên huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) độ này, chúng tôi được cảm nhận niềm hứng khởi của bà con dân bản về những giống cây trồng mới được mùa, được giá mà năng suất vượt trội. Hỏi ra mới hay, bà con vừa đưa giống lúa chất lượng cao VNR20 vào thâm canh. Rồi cả cây lạc nữa – một loại cây vốn quen với đất đai, khí hậu đồng bằng, quen với nếp canh tác của người dưới xuôi cũng đã ngược núi, ngược rừng mà vươn lên xanh tốt trên đỉnh Trường Sơn.
Phóng sự -
Quỳnh Trâm -
06:46, 03/12/2023 Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
04:16, 02/12/2023 Ngược theo con suối Huồi Giảng, người Thái, người Mông ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) cũng đã kịp kiến tạo lại những gì lũ dữ cuối trôi. Bên kia đồi, con đường bê tông mới từ bản Cánh đi bản Bình Sơn II, sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 cũng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cùng với sự chung tay góp sức của bà con mường trên, bản dưới, Tà Cạ đã thực sự “hồi sinh” sau lũ dữ.
Phóng sự -
Thanh Thuận -
05:59, 01/12/2023 Nậm Nghẹ từng được biết đến là bản khó khăn của xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Dân cư trên địa bàn hầu hết là đồng bào dân tộc Mảng, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Lai Châu trong việc triển khai hiệu quả các chương trình dự án chính sách dân tộc; nhất là những chính sách đặc thù nhằm phát triển đồng bào dân tộc rất ít người, cuộc sống của đồng bào Mảng, cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản Nậm Nghẹ hôm nay đang từng bước thay đổi.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
05:16, 01/12/2023 Không chỉ “ba cùng, bốn bám”, những người lính biên phòng Nghệ An luôn mặc định trong tâm khảm “đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các DTTS là anh em ruột thịt”. Có lẽ vì thế mà, “quân với dân như cá với nước”, mối quan hệ, gắn bó càng trở nên mật thiết và khăng khít để thế trận lòng dân được giữ vững, an ninh biên giới được tăng cường và củng cố.
Phóng sự -
Chí Tín - Vũ Mừng -
07:51, 28/11/2023 Vào các ngày cuối tuần, từ căn nhà của Nghệ nhân Quách Thị Lon tại Bản Khanh, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, người dân đã quen khi được nghe những khúc hát dân ca của dân tộc Mường vang lên từ căn nhà. Được biết, bao năm nay căn nhà của nghệ nhân Quách Thị Lon chính là không gian sinh hoạt văn hóa chung của các nghệ nhân hát dân ca của đồng bào dân tộc Mường.
Phóng sự -
Quỳnh Trâm -
07:27, 28/11/2023 Là một trong 3 thôn, bản đặc biệt khó khăn của xã Điền Quang, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), những năm gần đây, thôn Đồi Muốn đã và đang có nhiều đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của bà con người Mường ở đây được nâng cao đáng kể. Theo Trưởng thôn Bùi Văn Hợi, thì đây là kết quả đạt được từ việc triển khai thực hiện các chính sách ưu tiên hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi của Đảng và Nhà nước tại thôn Đồi Muốn.
Phóng sự -
An Yên - CTV -
05:45, 28/11/2023 Lớn lên từ những câu hát dân ca, điệu khắc luống, rồi cùng đu đưa theo tiếng kẽo kẹt của chiếc võng gai… - hồn cốt của văn hóa dân tộc Thổ đã ngấm vào ông từ thuở bé thơ. Đau đáu với những nét văn hóa của dân tộc đang dần mai một, nghệ nhân Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp, Nghệ An) gần như đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn và phục dựng hồn cốt của đồng bào Thổ nơi miền Tây xứ Nghệ.
Phóng sự -
Hữu Trung - Nguyễn Văn Chiến -
05:41, 28/11/2023 Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm lại khoảng thời gian mình bám bản vùng sâu huyện Tu Mơ Rông: “Thấm thoắt cũng đã 23 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, bà con các DTTS xem cô Vân như “người mẹ thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.
Phóng sự -
Trương Hữu Thiêm -
11:35, 27/11/2023 Vào những ngày này, nếu lên thăm Huổi Khon - Mường Nhé, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một màu xanh thăm thẳm biên cương, với những cánh chim chiều nghiêng nghiêng về tổ. Trong niềm vui thưởng ngoạn, dòng Nậm Nhé sẽ hát tiếng róc rách ngàn đời làm lòng ta bâng khuâng nhớ tới truyền thuyết về tấm lòng thủy chung, như gừng cay muối mặn của người dân vùng cao.
Phóng sự -
Trương Hữu Thiêm -
01:53, 26/11/2023 Chừng hơn hai chục năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và một số huyện vùng sâu, biên giới nói riêng, hiện tượng người dân tin theo những tín ngưỡng, tôn giáo một cách mơ hồ và trái phép... vẫn đang thực sự là một “vấn nạn”, làm cho cuộc sống các làng bản vốn yên bình bỗng trở nên phức tạp và đôi khi tình hình cũng là bất ổn...Vụ việc xảy ra ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé) năm 2011, là bài học đắt giá, cảnh tỉnh cho những người dân nhẹ dạ theo những hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở Điện Biên
Phóng sự -
Phạm Nguyên -
05:55, 25/11/2023 Suốt gần 18 năm sau ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 05 tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng nhiều làng du lịch cộng đồng, nhằm từng bước phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS nói chung và giá trị của văn hóa cồng chiêng nói riêng.
Phóng sự -
Phạm Nguyên -
07:47, 24/11/2023 Quán triệt và nhận thức sâu sắc quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng luôn được 5 tỉnh Tây Nguyên quan tâm, chú trọng. Trong quá trình bảo tồn, vai trò của các nghệ nhân hết sức quan trọng, bằng tình yêu của mình, họ đã và đang giữ gìn, bảo tồn và tiếp lửa đam mê văn hóa của dân tộc cho thế hệ mai sau.
Phóng sự -
Phạm Nguyên -
04:30, 23/11/2023 Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 4/11/2008, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể chính thức công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Để gìn giữ những giá trị cốt lõi của không gian văn hóa cồng chiêng không tách rời với nhịp đập đời sống, cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị của cồng chiêng trong cuộc sống của đồng bào DTTS.
Cách huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50km, làng Vi Rơ Ngheo của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát, sắc hồng địa lan thơ mộng… đã tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phóng sự -
Hữu Trung - Phương Hiền -
07:14, 22/11/2023 Cũng như những chính sách an sinh xã hội khác, chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng. Qua đó, giúp đồng bào DTTS giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.