Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trở lại Trà Leng

Tiêu Dao - Trần Anh - 10:39, 13/04/2024

Sau biến cố kinh hoàng khiến hàng chục gia đình tang thương, từ nơi ấy dân làng Trà Leng đã trụ vững để đi tiếp hành trình sống bên rừng thiêng bao đời. Họ đã vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa.

Trong khu dân cư Bằng La, những ngôi nhà xây tô kiên cố, những ngôi nhà mái tôn đỏ rợp sắc trời.
Trong khu dân cư Bằng La, những ngôi nhà xây tô kiên cố, những ngôi nhà mái tôn đỏ rợp sắc trời.

Ngậm ngùi biến cố

Gần 3 năm sau ngày sạt lở kinh hoàng, khiến nhiều người chết và mất tích, nhà cửa, làng mạc bị chôn vùi, gần 40 hộ dân ở xã Trà Leng,(huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã dần ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư. Nhưng đâu đó vẫn còn khắc khoải nỗi sợ hãi núi đè tự trong tiềm thức.

Trà Leng là xã có diện tích tự nhiên lớn nhất huyện với 11.653ha, xã có 649 hộ, 2.694 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mơ Nông chiếm tỷ lệ 98%. Toàn xã có 3 thôn với 13 Khu dân cư. Nhân dân chủ yếu làm nương rẫy, làm ruộng, trồng quế và chăn nuôi. Các tuyến đường đến thôn, nóc còn gặp nhiều trở ngại, nhất là mùa mưa. Nhắc đến Trà Leng, cái tên mà nhiều người đã từng đau nhói xót xa bởi thảm cảnh sạt lở đất năm 2020. Thời điểm đó, vụ sạt lở đất núi ở Trà Leng đã chôn vùi hàng chục ngôi nhà nơi sinh sống của hàng chục nhân khẩu địa phương.

Người dân được nhiều trợ lực đã vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa.
Người dân được nhiều trợ lực đã vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa.

Đã hơn 80 tuổi, hai vợ chồng ông Đề ở bên nhau trong căn nhà mới xây mấy năm qua. Gần 4 năm trôi qua sau vụ sạt lở kinh hoàng vẫn đau đáu trong lòng ông. Nơi ở cũ cách nhà 4km, cứ mỗi tháng, ông Đề lại về làng cũ làm nương rẫy. Nền nhà cũ, làng cũ cứ níu chân ông. Về làng cũ ông Đề thường ở lại, ngủ bên mộ các con cháu vài đêm rồi đi. Ở chính ngôi làng cũ mang tên ông, ngọn núi đã sạt và đổ ập về phía làng làm nhiều gia đình ly tán, nhà cửa vùi lấp, đau thương cả vùng núi rừng. Nhưng cũng từ nơi ấy, dân làng trụ vững đi tiếp hành trình sống bên rừng thiêng bao đời. Họ vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa. Đường từ làng mới đến nơi ở cũ đã được bê tông hóa, đường về hai nơi gần với nhau. Ở khu dân cư Bằng La và căn nhà mới do Nhà nước đầu tư và nhiều đơn vị hỗ trợ, nhiều người làng cũ đã được an ủi, nguôi ngoai hơn.

An cư sau thảm họa

Xây dựng nhà ở mới an toàn cho dân ở xã Trà Leng nơi lở núi là ưu tiên lớn nhất của các cấp ngành, chính quyền địa phương từ tỉnh về xã nhiều năm qua. Từ nguồn kinh phí của Nhà nước, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, khu dân cư Bằng La, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My hoàn thành, đón người dân vào đầu năm mới 2021. Khu dân cư Bằng La được xây dựng khang trang, đầy đủ hạ tầng thiết yếu, tiện ích cho 39 gia đình đồng bào an cư. Những căn nhà xây kiên cố, mái tôn vững chãi cùng trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng giúp người dân vượt qua khó khăn sau đau thương. Tất cả 13 hộ dân nóc Ông Đề và 26 hộ dân nóc Tắk Pát cùng vào nơi ở mới an bình. Bảo đảm an toàn cho dân mùa mưa lũ về sau, huyện Nam Trà My đầu tư 60 tỷ đồng xây dựng kè Bằng La ở hai bên sông Leng. Cuối năm 2023, kè Bằng La hoàn thành, có thể bảo vệ 100 hộ dân trong khu dân cư và vùng lân cận xã Trà Leng.

Vết thương đã lành, nỗi đau cũ do thiên tai gây ra ở xã Trà Leng đã vơi và một cuộc sống mới đang hồi sinh.
Vết thương đã lành, nỗi đau cũ do thiên tai gây ra ở xã Trà Leng đã vơi và một cuộc sống mới đang hồi sinh.

Trời còn mờ sáng nhưng tiếng ồn ã, nói cười lẫn trong nhiều ngôi nhà của làng. Những chiếc xe máy dựng ngay cửa, đôi vợ chồng người trẻ đợi nhau. Chiếc xe máy cũ chở người, đùm túm cơm nước, chai nhựa đựng xăng treo lủng lẳng bên hông xe cũng là lúc bà con ở đây bắt đầu ngày mới đi thu hoạch sắn. Chăn nuôi, trồng trọt từ những vườn sắn, quế, cây cau đã giúp thu nhập của bà con ở miền núi này khấm khá hơn. Đang mùa thu hoạch sắn, vợ chồng Đinh Thị Lê và Hồ Văn Hen đi làm từ sớm. Hai vợ chồng đến vườn người quen nhổ sắn, làm đổi công. Về làng mới định cư, vợ chồng Lê quanh năm bận rộn chăm sóc từ 2.000-3.000 gốc sắn, 200 gốc quế, 1.000 gốc keo. “Sắn mới bán, thu được 10 triệu đồng.. Nhà mình nhờ sự giúp đỡ của chính quyền, của Nhà nước nên đã không còn nghèo đói nữa!”, Lê nói trong tiếng cười vui.

Nhiều hộ dân bận rộn chăm sóc sắn, quế, hay keo để phát triển kinh tế.
Nhiều hộ dân bận rộn chăm sóc sắn, quế, hay keo để phát triển kinh tế.

Cạnh đó, trong căn nhà xây kiên cố với khung, trụ sắt thép, mái tôn vững chãi, vợ chồng Đinh Thị Duyên về ở hồi đầu năm 2021 sau vụ sạt lở. Duyên khoe đã được học nghề đan lát do Hội Nông dân huyện tổ chức. Ban ngày làm rẫy, đêm về Duyên đan giỏ bán trong thôn, xã cũng kiếm thêm tiền.

Theo số liệu từ UBND xã Trà Leng, năm 2023, Nhân dân toàn xã tiếp tục đổi mới sản xuất, tổng sản lượng cây có hạt đạt khoảng 490 tấn, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã là 2.815 con. Trà Leng hoàn thành thi công xây dựng 3 công trình vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022, phối hợp triển khai thi công các tuyến đường DH01, đường vào khu định canh định cư thôn 3 giai đoạn 2, cầu qua sông Nước Vít, bờ kè trung tâm xã và khu dân cư Bằng La. Năm học 2023 – 2024 tổng số lớp được mở trên địa bàn xã là 31 lớp/841 học sinh của 3 bậc học. Vui mừng hơn nữa đến nay Trường mẫu giáo Trà Leng đã được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia.

Giờ đây, về xã Trà Leng, núi rừng đã xanh trở lại. Trên các triền đồi, người dân không chỉ trồng cây keo, mà nhiều hộ đã chuyển đổi trồng các loại cây giá trị cao, như: măng cụt, quế, sầu riêng, làm thêm ruộng nước bậc thang và đầu tư chăn nuôi bò, dê, lợn, gà để cải thiện cuộc sống. Ông Phan Quốc Cường, nguyên Chủ tịch UBND xã Trà Leng (nay là Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Nam Trà My) bồi hồi kể về công cuộc thay da, đổi thịt, xây dựng phát triển nông thôn mới của chính quyền và Nhân dân nơi đây.

Cuộc sống hôm nay ở Trà Leng đã thực sự đổi thay, làng mới, nhà mới, trường mới và những thành viên mới sinh sôi, khôn lớn, tràn đầy sức sống. Khu dân cư Bằng La đã được tỉnh Quảng Nam chọn để xây dựng Làng văn hóa truyền thống nên tới đây còn hướng đến bảo tồn văn hóa kết hợp phát triển du lịch. Dù mới hình thành được gần 4 năm nhưng Bằng La đã tràn đầy sức sống. Vết thương đã lành, nỗi đau cũ do thiên tai gây ra ở xã Trà Leng đã vơi và một cuộc sống mới đang hồi sinh, hứa hẹn một tương lai tươi sáng ở nơi đây. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 4 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 4 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 4 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.