Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Làng nghề đóng tàu Cống Mương mai này còn không?

Mỹ Dung - 17:47, 21/03/2025

Làng nghề đóng tàu vỏ gỗ Cống Mương đã tồn tại hơn 600 năm, từng là niềm tự hào của người dân phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), bởi sự vang danh xa gần, với những chiếc thuyền ra đời từ những bàn tay nghề tài hoa khéo léo và kinh nghiệm đóng tàu của cha ông, để con thuyền có thể đi ngược nước, ngược gió, giúp ngư dân vươn ra biển cả. Tuy nhiên, theo xu thế hiện đại, làng nghề đóng tàu đang dần bị mai một, thậm chí đứng trước nguy cơ thất truyền.

Hiện tại một số ít làm thuyền mô hình bán làm quà lưu niệm khi khách yêu cầu
Hiện tại có một số ít người làm thuyền mô hình bán cho du khách

Bề dày lịch sử làng nghề truyền thống

Mang trong mình tâm huyết và nỗi trăn trở với nghề đóng tàu vỏ gỗ, nghệ nhân Lê Văn Chắn, truyền nhân đời thứ 17 của làng nghề Cống Mương đã gắn bó suốt nhiều năm với nghề truyền thống này. Ông chia sẻ, theo lời các bậc cao niên trong làng, vào năm 1434, dưới triều vua Lê Thánh Tông, 17 nhóm họ từ Kinh thành Thăng Long đã dong thuyền xuôi về phương Đông để khai hoang, lập làng, đặt nền móng cho nghề đóng tàu nơi đây.

Từ làng nghề trăm năm ấy, biết bao con tàu, thuyền đã ra khơi, vươn mình bám biển. Nhất là thuyền ba vát chạy buồm cánh dơi – một kiệt tác của sự khéo léo và kinh nghiệm cha ông, có khả năng đi ngược nước, ngược gió, giúp ngư dân làm chủ biển cả.

Từ làng nghề đóng tàu truyền thống trăm năm ấy, biết bao con tàu, thuyền đã ra khơi, vươn mình bám biển
Từ làng nghề đóng tàu truyền thống trăm năm ấy, biết bao con tàu đã ra khơi, vươn mình bám biển

Nhờ những đóng góp to lớn, làng nghề Cống Mương đã được nhiều triều đại phong kiến ghi nhận và ban sắc phong. Tiêu biểu là vào năm thứ 28 triều vua Tự Đức, làng vinh dự được phong danh hiệu "Làng nghề ích nước, lợi nhà, dân lợi, khí dụng". Đến năm Thành Thái thứ 8, Nhà vua tiếp tục ban sắc khen ngợi tay nghề tài hoa của thợ thuyền nơi đây.

Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những con tàu do làng nghề đóng không chỉ gắn bó với ngư dân, mà còn trở thành phương tiện vận chuyển vũ khí, lương thực, góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc.

"Nhờ những đặc tính vượt trội của thuyền ba vát cánh dơi, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm đến học hỏi, vận dụng kỹ thuật đóng thuyền của Cống Mương. Phấn khởi và tự hào vào tháng 11/2014, làng nghề đã được tỉnh Quảng Ninh công nhận là làng nghề truyền thống”, nghệ nhân Lê Văn Chắn tự hào chia sẻ.

Nguy cơ thất truyền

Mang trong mình bề dày truyền thống đáng tự hào, thế nhưng vài năm trở lại đây, làng nghề Cống Mương đứng trước nguy cơ mai một, khi thiếu vắng đơn đặt hàng. Từ một làng nghề sôi động, rộn ràng tiếng đục, tiếng cưa, nay Cống Mương trở nên trầm lắng, vắng vẻ, từng bước lùi vào ký ức, đối diện với nguy cơ thất truyền.

Gia đình ông Nguyễn Nhật Thắng, một trong những gia đình vẫn còn duy trì được xưởng sửa chữa, tàu thuyền ở Cống Mương cho biết, chục năm trước, cả làng có khoảng 30 xưởng đóng tàu vỏ gỗ, với khoảng 500 thợ, đóng mới 30 chiếc/năm thì nay chỉ còn vài xưởng với vài chục thợ chủ yếu là sửa chữa.

Ông Thắng chia sẻ, với những quy định về hạn ngạch cấp phép khai thác thủy sản, cùng yêu cầu tàu đánh bắt vùng lộng phải có chiều dài từ 15m trở lên, đã khiến chi phí đóng tàu tăng cao. Việc tìm kiếm nguồn gỗ có kích thước lớn để đóng tàu cũng ngày càng khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu đóng tàu sắt, tàu composite ngày một lớn, khiến tàu vỏ gỗ dần bị lãng quên.

"Chúng tôi đã già cả rồi, chỉ còn biết trông chờ vào lớp trẻ – những người còn giữ trong mình niềm đam mê và trách nhiệm với nghề cha ông để tiếp tục gìn giữ nghề truyền thống này”, ông trăn trở.

Ông Thắng chia sẻ với phóng viên về nguy cơ không còn làng nghề đóng tàu truyền thống
Ông Thắng chia sẻ với phóng viên về nguy cơ không còn làng nghề đóng tàu truyền thống

Anh Lê Đức Sơn, con trai thứ tư của nghệ nhân Lê Đức Chắn chia sẻ, trong gia đình chỉ còn anh là người duy nhất nối nghiệp cha ông. Các anh chị em khác đã rẽ hướng sang đóng bè nuôi thủy sản hoặc kinh doanh dịch vụ từ nhiều năm nay. Hiện tại, công việc ở một số xưởng trong làng nghề Cống Mương chủ yếu là sửa chữa tàu vỏ gỗ, lượng việc ít ỏi, không còn cảnh nhộn nhịp như xưa.

"Đây là nghề truyền thống đã hưng thịnh suốt nhiều thế kỷ. Tôi và một số thợ khác cũng muốn quyết tâm theo nghiệp tổ truyền. Tuy nhiên, điều khiến các chủ xưởng trăn trở nhất lúc này là bài toán về vốn, mặt bằng sản xuất và đầu ra cho sản phẩm", anh Sơn bày tỏ.

Cũng theo nhiều bậc cao niên trong làng, không phải đến bây giờ, những người tâm huyết với làng nghề mới trăn trở tìm hướng đi mới. Những năm trước, nhiều hộ đã chủ động chuyển sang đóng tàu vỏ sắt, tàu composite. Họ liên kết, hợp tác, thậm chí cử con em đi học hỏi, tiếp thu những kỹ thuật hiện đại để thích nghi với thời cuộc.

Cùng với đó, UBND thị xã Quảng Yên cũng tích cực kết nối doanh nghiệp về Cống Mương, mở ra cơ hội khai thác du lịch trải nghiệm, góp phần tạo sinh kế cho người dân. Thế nhưng, khi công cuộc chuyển đổi vừa vào guồng, đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến. Không có vốn để duy trì, nhiều xưởng buộc phải đóng cửa, người thợ đành ngậm ngùi rẽ sang nghề khác.

Chỉ tay vào con thuyền ba vát chạy buồm cánh dơi để bán làm quà lưu niệm, nghệ nhân Lê Đức Chắn cho hay: "Gỗ để đóng những chiếc tàu dài thân khai thác thuỷ sản ở những vùng theo quy định như hiện nay đã cơ bản không còn. Chính vì thế, để hoài niệm, bà con chỉ còn cách đóng mô hình để bán cho du khách".

Nghệ nhân Lê Đức Chắn chia sẻ thuyền mô hình để bán cho khách du lịch
Nghệ nhân Lê Đức Chắn giới thiệu thuyền mô hình để bán cho khách du lịch

Với kỹ thuật thủ công tinh xảo và những con tàu vỏ gỗ vững chãi, làng nghề này một thời không chỉ góp phần quan trọng vào ngành thủy sản; mà còn là niềm tự hào của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, nghề truyền thống này đang dần mai một và đối mặt với nguy cơ thất truyền.

Trao đổi về thực trạng này, Phó Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên Dương Văn Hào thừa nhận, làng nghề Cống Mương đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi chính quyền địa phương vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ thực sự phù hợp. Thời gian tới, thị xã và các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu, tìm giải pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đất đai, nhà xưởng và khai thác tiềm năng du lịch trải nghiệm.

Nghề đóng tàu truyền thống mai này còn không?! Để bảo tồn và phát triển làng nghề này, rất cần một cơ chế hỗ trợ phù hợp từ chính quyền và sự chung tay của các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người cựu binh rong ruổi chiến trường xưa tìm đồng đội

Người cựu binh rong ruổi chiến trường xưa tìm đồng đội

Tham gia chiến đấu trên mặt trận B3 - Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chứng kiến biết bao đồng đội ngã xuống, hy sinh để đổi lấy hòa bình, độc lập, cựu chiến binh Đặng Văn Phong, trú huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh rong ruổi khắp các chiến trường xưa kết nối đồng đội, tìm mộ các liệt sĩ đưa về đoàn tụ gia đình.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 8/5 (giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), tại Thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Công tác Dân tộc - Hà Anh - 2 giờ trước
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch liên tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá với mục tiêu làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Việc nhận diện rõ và chủ động ứng phó với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là yêu cầu cấp thiết, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Vị sư cả của đồng bào Khmer

Vị sư cả của đồng bào Khmer

Gương sáng - Như Tâm - 2 giờ trước
Sinh ra tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nhưng gần cả cuộc đời ông gắn bó với Cà Mau. Là vị sư sãi tiêu biểu trong cộng đồng Phật giáo Nam tông, cuộc đời của ông là một minh chứng sống động cho phương châm "Tốt đời, đẹp đạo", không chỉ là một vị sư tu hành với tấm lòng từ bi mà còn là người con hiếu thảo và là một chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tranh thêu trên lá bồ đề ở vùng đất truyền thống Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, kết tinh sự tỷ mỉ, tài hoa, đặc trưng văn hóa Việt và cả khát vọng bảo tồn nghề truyền thống trong nhịp sống hiện đại.
Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn. Vịnh Ngòi Hoa, hồ Mắt Ngọc Hòa Bình. Mường Nhé bảo vệ rừng phòng hộ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Xã hội - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thảo, tại Hoằng Giang, huyện Nông Cống, về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 3 giờ trước
Kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Quốc bảo của Ấn Độ, đã được cung thỉnh về tôn trí tại núi Bà Đen (Tây Ninh) từ ngày 8 - 13/5.
Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Một cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả số lượng lớn ở Bắc Giang đã rao bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng, thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân "không có giới hạn"

Thời sự - PV - 20:25, 08/05/2025
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.