Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Tào Đạt - 19:15, 13/11/2024

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.

Anh Hồ Văn Cọp lênh đênh trên chiếc xuồng ở cánh đồng xã Vĩnh Hậu
Anh Hồ Văn Cọp lênh đênh trên chiếc xuồng ở cánh đồng xã Vĩnh Hậu

Lũ thấp, nguồn lợi thủy sản giảm mạnh

“Tháng bảy, nước nhảy khỏi bờ”, đó là kinh nghiệm dân gian được đúc kết qua bao thế hệ về tính quy luật của mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kể từ sau Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) hằng năm, nước trên các dòng sông ở Tây Nam bộ bắt đầu chuyển từ mầu xanh sang mầu đỏ gạch, chảy xiết và dâng cao. 

Đặc điểm mùa lũ miền Tây Nam bộ, là nước dâng lên theo từng ngày nên phải vài tháng sau, khoảng tháng 7 nước mới “nhảy” khỏi bờ. Lúc này, nước trên sông, rạch tràn qua bờ kênh, ngập lênh láng những cánh đồng ven biên giới. Mùa nước nổi thường kéo dài từ đó đến cuối tháng 10 âm lịch.

Năm nay, nước lũ về huyện An Phú (tỉnh An Giang) - nơi đón nhận lượng nước đầu tiên từ thượng nguồn sông Mekong đổ vào Việt Nam - có thời gian lên, xuống thất thường và ở mức thấp. Theo nhiều bậc cao niên sinh sống nhờ vào việc đánh bắt thủy sản mùa lũ, năm nay lũ về muộn, so với năm 2023 thì có cao hơn, nhưng nguồn lợi thủy sản giảm mạnh.

Lênh đênh trên chiếc xuồng ở cánh đồng xã Vĩnh Hậu thu hoạch cá, anh Hồ Văn Cọp (huyện An Phú) cho biết, vài tháng trước khi nước về, người dân đã chuẩn bị ngư cụ để đánh bắt sản vật, đợi lũ lên nhanh với hy vọng có thêm phần thu nhập cho gia đình, thế nhưng thực tế không được như vậy.

"Độ 20 năm trước, nước ở đây rất nhiều, lũ tràn đồng, ngập luôn cả đường đi, mỗi ngày kiếm được vài chục ký cá là chuyện thường. Bây giờ lũ thấp, cá ít, so với đầu mùa lại càng ít hơn. Đã vậy giá lại rẻ", anh Cọp nói.

Theo anh Cọp, loài được giá nhất là cá chạch hiện có giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, còn cá loại khác như cá thiểu, cá chốt, cá mè vinh,... đều có giá rất thấp. Chính vì vậy, nông dân thả lưới trên đồng bắt được cá chạch đều rất mừng.

"Năm nay nước cao hơn năm rồi, nhưng cá về không nhiều. Bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, nước từ cánh đồng đổ dần ra sông, báo hiệu mùa lũ sắp kết thúc, vậy mà đến giờ này tôi chẳng kiếm được bao nhiêu cá", anh Cọp than thở.

3h sáng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Đông (trú tại xã Phú Hội, huyện An Phú) bắt đầu lên ghe đi kiểm tra lượng cá có được sau một đêm. Ánh đèn pin loạng choạng đôi lúc làm lộ rõ nét đen sạm trên gương mặt người đàn ông đang bám con nước.

10 năm làm nghề đến nay, anh Đông có tổng cộng 60 cái dớn, năm nay có mua thêm vì thấy dự báo nước lên. Tuy nhiên, thực tế thì nước về vẫn thấp, mà cá tôm cũng ít, vợ chồng anh Đông cũng chẳng kiếm được bao nhiêu.

 “Mấy năm trước dịch cả hai vợ chồng kiếm được khoảng 700 nghìn đồng mỗi ngày. Bây giờ 400 nghìn đã thấy nhiều. Giờ mong sao mùa nước nổi về mang theo cá tôm nhiều như ngày xưa, nhưng chắc là khó", anh Đông nói.

Năm nay, nước về ở mức thấp, đỉnh lũ dao động mức báo động 1
Năm nay, nước về ở mức thấp, đỉnh lũ dao động mức báo động 1

Dân "vạn chài" đang dần phải thích nghi

Với người dân miền Tây, mùa nước nổi là mùa thay đổi phương thức canh tác. Khi ruộng đồng no nước, họ chuyển sang làm nghề "hạ bạc" - đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, đến mùa nước nổi mà cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, họ không còn lựa chọn nào khác, nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.

Nhiều bậc lão làng như ông Nguyễn Văn Thuận tiếc nuối về một thời vàng song
Nhiều bậc lão làng như ông Nguyễn Văn Thuận tiếc nuối về một thời tôm cá đầy nguồn

Ông Nguyễn Văn Thuận (trú tại ấp 3, xã Vĩnh Hậu) chia sẻ: “Biết nghề ngày một khó khăn, nhưng vẫn phải đánh bạc với con nước như chuyện chẳng đặng đừng. Hồi đó lũ về, cá rất nhiều, một mùa đặt đáy bắt cá linh sắm được cả chục lượng vàng. Giờ cá ít, chẳng được bao nhiêu, nhưng cũng đành chấp nhận".

Ông Phùng Thế Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú (tỉnh An Giang) cho biết: Mực nước năm nay đã thấp khoảng 30cm so với nhiều năm, đỉnh lũ chỉ ở mức báo động 1. Như nhiều địa phương vùng đầu nguồn, đa phần sinh kế của người dân ở huyện An Phú đều nhờ vào mùa lũ, nước về ngày một ít nên bà con buộc phải thích nghi.

Thời gian qua, chúng tôi cũng đã được tỉnh, Trung ương quan tâm đầu tư dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (WB9) ở 3 xã bờ Đông sông Hậu. Dự án nhằm tập huấn cho người dân sinh kế, đưa ra những mô hình sinh kế thích nghi với biến đổi khí hậu hiệu quả. Dự án đã giúp bà con thêm kiến thức cơ bản để phát triển kinh tế  khi mà mùa nước nổi ngày càng thưa vắng cá, tôm, ông Phùng Thế Vinh thông tin.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân

Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, từ đó mang lại sản phẩm cụ thể, hiệu quả cân đong đo đếm được, góp phần mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đời sống vật chất và tinh thần năm sau cao hơn năm trước cho Nhân dân.
Quảng Nam: Trao thiết bị nghe nhìn cho Người có uy tín ở vùng đồng bào Co

Quảng Nam: Trao thiết bị nghe nhìn cho Người có uy tín ở vùng đồng bào Co

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 14/11, UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) tổ chức gặp mặt, tọa đàm, giao lưu và trao phương tiện nghe nhìn phù hợp cho già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc Co xã Tam Trà.
Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng

Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 14/11, Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ Y tế đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng.
Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu trước tuổi đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý

Thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu trước tuổi đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý

Tin tức - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị kỷ luật hình thức Khiển trách và phải nghỉ hưu trước tuổi, do có vi phạm trong quá trình đấu thầu, xây dựng chương trình giáo dục vùng núi, vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khó khăn.
Mời cung cấp báo giá dịch vụ thẩm định giá

Mời cung cấp báo giá dịch vụ thẩm định giá

Sự kiện - Bình luận - BDT - 3 giờ trước
Kính gửi: Các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn cung cấp dịch vụ thẩm định giá
Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về "Rẻo cao hạnh phúc". Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén . Thương nhớ màu chàm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc giải đua ghe Ngo có đông vận động viên tham dự nhất

Khai mạc giải đua ghe Ngo có đông vận động viên tham dự nhất

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trưa 14/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Khai mạc Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sắc màu 54 - Xuân Hải - 3 giờ trước
Hướng đến kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc.
Kon Tum: Tuyên dương những điển hình tiên tiến nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Kon Tum: Tuyên dương những điển hình tiên tiến nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Gương sáng - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Chiều 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, tuyên dương điển hình tiên tiến năm 2024 và Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” năm 2024

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” năm 2024

Tin tức - Khánh Hòa (Hội LHPN tỉnh Cao Bằng) - 3 giờ trước
Sáng 14/11, tại Nhà văn hóa trung tâm, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” cấp tỉnh 2024.
Nghệ An: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Nghệ An: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Công tác Dân tộc - An yên - 5 giờ trước
Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.