Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hành hương về đất Mũi

Tào Đạt - 11:02, 10/12/2024

“Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam. Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời”. Lời bài hát “Áo mới Cà Mau” của nhạc sĩ Thanh Sơn đã thôi thúc nhiều người, trong đó có tôi đến với vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Đến Mũi Cà Mau và di chuyển trên canô rẽ sóng lướt qua những kênh rạch, hai bên là những cây đước, mắm phủ xanh.
Đến Mũi Cà Mau và di chuyển trên canô rẽ sóng lướt qua những kênh rạch, hai bên là những cây đước, mắm phủ xanh

Trên con đường hướng về đất Mũi trong tôi luôn ngân lên những dòng chữ trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi: “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá”.

Mũi Cà Mau thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách TP. Cà Mau khoảng 110km, được bao bọc bởi biển Đông và biển Tây, là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây cùng một địa điểm.

9 giờ, xe đến bãi tập kết ở Đất Mũi. Tôi quyết định đi bộ để tìm hiểu. Chị Hạnh bán vé vào thăm quan khu du lịch như một hướng dẫn viên du lịch nhã nhặn cung cấp những thông tin khi được hỏi về khu vực Đất Mũi: “Ở đất Mũi có một điều khác biệt với bất cứ nơi nào, đó là Đất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

Các bạn trẻ tham quan Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Các bạn trẻ tham quan Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Chị Hạnh bảo rằng, nơi này “mắm đi trước, đước theo sau” trên hành trình lấn biển. Ðước và mắm là hai loài cây đặc hữu của đất Mũi, đầy lạ lùng và cá tính. Đầu tiên từ bãi bồi bùn trống trơn, cây mắm mọc theo, tung những quả mắm già theo dòng nước ra biển, sóng đánh vào bãi bồi. Thế là mắm mọc thành rừng rất nhanh giữ phù sa, giữ đất.

Sau đó mắm già, lụi rồi chết đi để rễ lại từ bùn chĩa lên trời tua tủa như những vạt chông, nhường chỗ cho cây đước vươn ra khẳng định chỗ đứng của mình. Rễ đước mọc thành chùm như cọc nhọn cắm xuống đất mặn rồi lại vươn ngược lên xòe ra như “bàn tay” để hút phù sa bồi đất lên cao.

Cây đước đến sau cây mắm, làm rường cột đóng vào bùn đất ngập nước giữ cho rừng cây vững vàng trước sóng và gió biển. Khi nền đất đã vượt trên mức ngập của nước biển, thì cây đước, cây mắm lại nhường chỗ cho cây tràm. Từ đây cây tràm tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ mà mắm, đước đã khai mào làm ngọt hóa vùng đất vừa giành giật.

Ngắm hoàng hôn ở nơi cuối trời Tổ quốc.
Ngắm hoàng hôn ở nơi cuối trời Tổ quốc

Cứ thế, cây mắm âm thầm lấn từng bước một vươn ra biển, chặn dòng phù sa, thu gom phù sa, để cây đước bám lấy. Ðước mọc kín hai bên bờ sông, bờ rạch. Miên man là đước. Rễ cây nọ trùm lên cây kia, đan vào nhau mà bám đất.

Và quả thật, bao quanh con đường màu xanh ấy là màu xanh của trời, của nước, đặc biệt là màu xanh của cây đước, cây mắm. Chỉ cần nhắm mắt thôi cũng có thể lắng nghe âm thanh đặc trưng của xứ sở này, tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước và mắm bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển ngày đêm không ngớt vọng về.

Tại bến tàu, chiếc ca nô rẽ sóng trên dòng nước trong xanh và mát rượi, xuyên qua những rừng cây đước, sú, vẹt xanh rì, xen lẫn những ngôi nhà thấp thoáng trong bóng cây. Hai bên bờ sông, cuộc sống bình dị của người dân vùng sông nước hiện lên với những ngôi nhà nổi đơn sơ.

Mọi sinh hoạt, mua bán của người dân nơi đây đều gắn với sông nước, các cửa hàng bán đồ nhu yếu phẩm hằng ngày như hải sản, đồ khô và những cây xăng được dựng ngay trên nền gỗ của nhà nổi. Chiếc ca nô đưa tôi ra giữa dòng sông Cửa Lớn, phóng tầm mắt bốn hướng, không thấy bờ đâu, chỉ thấy mênh mang nước trước mặt cùng rừng đước bạt ngàn.

Trải nghiệm khai thác nghêu thương phẩm của Hợp tác xã Nghêu Đất Mũi.
Trải nghiệm khai thác nghêu thương phẩm của Hợp tác xã Nghêu Đất Mũi

Đứng giữa dòng sông nhìn về phía mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc, phần mũi nhọn nhô ra, và như nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Tổ quốc ta như một con tàu. Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau”, mới thấy con người quá nhỏ bé trước trời đất, nhưng hạnh phúc và tự hào đến khó tả.

Trong nồng nàn của gió, rì rầm của sóng biển như đang nghe tiếng vọng ngàn năm của cha ông. Hành trình hơn ba trăm năm qua của cha ông không dừng lại ở việc khai rừng phá núi, đào sông lấn biển, đó còn là hào khí dân tộc mà đến đây mới có thể cảm nhận. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh, nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi” và “Về đất biển Cà Mau. Thấy đất trời thêm rộng lớn”.

Đến khi rời Đất Mũi, tôi vẫn cố ngoái lại nhìn hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc biểu tượng con tàu vượt sóng ra khơi. Và những câu ca vọng cổ về hành trình vươn ra biển của con người phương Nam cứ ngân nga trong tâm trí và cảm thấy tự hào về vùng đất được xây dựng từ máu xương, thành quả lao động của các thế hệ cha ông: “Cà Mau mặc thêm áo mới, về Cà Mau là thấy thương em rồi”...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Thời sự - PV - 12 phút trước
Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 2 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 9 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Phóng sự - Thanh Hải - 9 giờ trước
“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm áp tình người.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 9 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 9 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 9 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Môi trường sống - Anh Trúc - 9 giờ trước
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.