Phóng sự -
Thanh Hải -
07:35, 19/04/2024 Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
19:21, 16/04/2024 Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Phóng sự -
Tiêu Dao - Trần Anh -
10:39, 13/04/2024 Sau biến cố kinh hoàng khiến hàng chục gia đình tang thương, từ nơi ấy dân làng Trà Leng đã trụ vững để đi tiếp hành trình sống bên rừng thiêng bao đời. Họ đã vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa.
Được xác định là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An do UNESCO công nhận, Pù Mát (huyện Con Cuông) có hệ động thực vật phong phú, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng bản sắc văn hóa đồng bào DTTS phong phú, đặc sắc… Nhưng, bấy nhiêu vẫn chưa đủ, để nơi đây “cất cánh”, trở thành điểm đến hấp dẫn trên hành trình du lịch. Chúng tôi cứ mãi băn khoăn về một nỗi niềm, Pù Mát dường như đang lỡ hẹn quá lâu để có thể vươn tầm, xứng với tiềm năng sẵn có.
Vùng đất miền Tây huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), trước đây là huyện Tây Trà được thành lập vào ngày 1/12/2003 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Trà Bồng. Sau 17 năm được “ra riêng”, đến ngày 1/2/2020, huyện Tây Trà lại sáp nhập vào huyện Trà Bồng. Mỗi lần tách – nhập, cuộc sống của người dân ở vùng đất miền tây của huyện này lại bị đảo lộn, chính quyền địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai các kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng, vượt qua những khó khăn đó, miền Tây Trà Bồng nay đã ổn định và mang sức sống mới.
Phóng sự -
Tiêu Dao - Lệ Thành -
08:00, 09/04/2024 Có những gam màu nơi mà rác thải không chỉ được tạo vòng đời mới, mà còn kể nên câu chuyện về sự sống, môi trường và văn hóa. Sự tái sinh ấy được tạo tác lại bằng niềm đam mê, kỹ thuật tài hoa và một tấm lòng nhiệt thành của người họa sỹ trẻ.
Phóng sự -
T.Nhân-H.Trường -
09:00, 04/04/2024 Hiện nay, nhiều hộ gia đình nằm trong vùng sạt lở ở miền núi Quảng Ngãi không còn lo lắng, bởi các hộ đã được cấp đất làm nhà mới khang trang ở khu tái định cư (TĐC). Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp ghé thăm các khu TĐC, cảm nhận niềm phấn khởi của người dân vì đã được an cư, an tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
07:44, 25/03/2024 Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
06:48, 25/03/2024 Rượu, bia gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Với đồng bào vùng cao, vấn nạn say xỉn đã làm cho cái đói, cái nghèo thêm phần dai dẳng. Để chấm dứt tình trạng say xỉn, bản Mò O Ô Ồ xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) lập Hương ước quyết tâm đuổi “con ma rượu” ra khỏi bản.
Phóng sự -
Thảo Linh -
07:49, 21/03/2024 Từ Trung tâm huyện Cát Tiên, chúng tôi ngược phía thượng nguồn sông Đồng Nai khoảng 30 km về với bà con đồng bào dân tộc Xtiêng ở thôn 3, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Sau gần một giờ đồng hồ chạy xe, buôn sóc của người Xtiêng hiện ra trước mắt trông thật hữu tình. Những nếp nhà bình dị, thấp thoáng dưới những vườn cây trái xanh tốt; phía sau được che chắn bởi những cánh rừng già thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên, trước có dòng sông Đồng Nai ngày đêm tuôn chảy.
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ đồng bào dân tộc Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa khô. Năm nay, tình trạng thiếu nước càng trầm trọng hơn, hầu hết người dân phải đến con suối cách nhà hàng cây số chở từng bình, can nước về sử dụng.
Chúng tôi cứ mãi mang theo cảm xúc về câu chuyện của những hộ dân người Mã Liềng (dân tộc Chứt) ở bản Cà Xen nộp đơn xin thoát nghèo lên xã Thanh Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) mới đây. Phải chăng vì thế mà quãng đường rừng 60km từ bản về trung tâm xã đã không còn xa ngái. Hẳn là do ai trong chúng tôi cũng dường như đang mải mê với ý chí, quyết tâm của bà con dân bản trên hành trình thoát nghèo dưới dãy núi Giăng Màn.
Phóng sự -
T.Nhân-H.Trường -
09:43, 14/03/2024 Xã Canh Liên, huyện Vân Canh được mệnh danh là “cổng trời” của tỉnh Bình Định; là nơi tập trung sinh sống lâu đời của đồng bào Ba Na. Những năm về trước, đời sống của người dân vô cùng khó khăn, chủ yếu sống bằng nghề làm lúa nước và nương rẫy, các nhu cầu thiết yếu như điện- đường-nước sạch vẫn thiếu thốn. Thế nhưng, trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhờ được sự đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của người dân, đặc biệt từ khi có điện lưới quốc gia được kéo về các làng xa nhất của xã, đời sống của người dân ở xã vùng cao đã phát triển rõ rệt.
Phóng sự -
Vũ Mừng - Chí Tín -
06:40, 14/03/2024 Với 3 không gian du lịch độc đáo, sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đặc sắc về địa chất, địa hình cùng nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc… đã kết tinh lợi thế để Hà Giang đẩy mạnh phát triển “ngành công nghiệp không khói”, xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang hấp dẫn, an toàn.
Phóng sự -
Vũ Mừng - Chí Tín -
06:45, 13/03/2024 Cụm từ “The traveler” - “Người lữ hành”, không phải xuất hiện mới đây. Hàng nghìn năm về trước, từ thuở khai sinh loài người, các bộ lạc nguyên thủy đã chia làm hai loại, bộ lạc du mục và bộ lạc định cư. Theo thời gian, những nền văn minh hình thành, với các thành phố, pháo đài, bộ máy nhà nước. Con người dần dần quay về sống quây quần với cộng đồng của mình trong những lãnh thổ khác nhau. Nhưng có một số người nào đó, dường như vẫn còn vương vất lại dòng máu lãng du của tổ tiên mình, vẫn tiếp tục “lang thang” từ miền này đến miền khác.
Dày công sưu tầm, nghiên cứu, họa sĩ Nohochi đã phóng tác những bức ảnh về con người, vùng đất Buôn Ma Thuột xưa lên gỗ cà phê. Điều đó không chỉ tạo ra sự mới lạ, độc đáo trong nghệ thuật, mà còn thể hiện tình yêu của người họa sĩ đối với con người ở xứ sở cà phê, cao nguyên huyền thoại.
Phóng sự -
Vũ Mừng - Chí Tín -
08:29, 12/03/2024 “Trong mỗi bước đi cùng thiên nhiên, chúng ta nhận được nhiều hơn những gì chúng ta tìm kiếm” mượn lời của John Muir, Nhà tiên phong trong phong trào bảo vệ giới nguyên sinh, Mary Jane Casanes, nữ du khách người New Zealand đã mở đầu cuốn sổ tay của mình bằng những dòng như thế khi nói về hành trình năm ngày khám phá vùng đất cực Bắc, của đất nước Việt Nam. Cô trân trọng gọi tên những điều mới mẻ đã được khám phá, những sự thú vị đã được trải nghiệm và sự hấp dẫn trong bản sắc văn hóa là: Chạm vào Hà Giang…
Có rất nhiều mô hình, ý tưởng… hay đơn giản là những nỗ lực, cố gắng của thanh niên người DTTS từng được cho là “gàn”, “điên rồ” nay đã cho hoa, cho quả. Vị thế của những người trẻ cũng nương theo đó mà đong đầy hơn, được dân làng tín nhiệm, địa phương quý mến. Tôi vẫn rất thích hình ảnh những thanh niên người DTTS từng dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, nay đang dám thử sức cùng cấp ủy chính quyền xây dựng quê hương bằng những việc làm thầm lặng hơn.
LTS: Không cam chịu đói, nghèo; không cam chịu “thua bè kém bạn”… nhiều thanh niên người DTTS đã nỗ lực, quyết tâm lập thân lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương, bản làng. Dẫu những mô hình khởi nghiệp chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, khai phá hết lợi thế; thậm chí có mô hình còn chưa thực sự hiệu quả, nhưng tất cả đã cho thấy một ý chí tiến thủ, một khát vọng đổi thay của thế hệ trẻ người DTTS hôm nay.
Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, xã Cư Prông đang đổi thay từng ngày nhờ những dự án hỗ trợ thiết thực, căn cơ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Theo đó, hàng chục căn nhà mới khang trang, kiến cố được xây dựng hỗ trợ hộ nghèo an cư, các tuyến đường sửa chữa, làm mới phẳng lì, sạch đẹp, công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.