Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hiện thực "giấc mơ" thu nhập từ rừng của người dân xứ Nghệ

An Yên - 12:10, 03/12/2024

Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 "Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)… đang dần hiện thực hóa giấc mơ từ rừng của người dân xứ Nghệ.

Thu mua gỗ từ rừng trồng ở huyện Thanh Chương
Thu mua gỗ từ rừng trồng ở huyện Thanh Chương

Nghệ An hiện có tổng diện tích hơn 1,018 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 75% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Hiện tại, đất có rừng hơn 1 triệu ha (bao gồm 790.352,86ha rừng tự nhiên và 171.421,51ha rừng trồng); đất chưa có rừng hơn 271 nghìn ha (có 70.004,23ha đã trồng rừng nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng).

Lâu nay, lĩnh vực lâm nghiệp đóng vai tròng quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Nghệ An. Xét ở góc độ kinh tế, lĩnh vực lâm nghiệp đã đóng góp tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh giai đoạn 2021-2023, luôn đạt trên 5,5%. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2021 đạt 7,85%, năm 2022 đạt 9,07%, năm 2023 đạt 6,67%. Còn kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ năm 2021 đến năm 2023 đạt 821,25 triệu USD, trong đó, năm 2021 đạt 207 triệu USD, năm 2022 đạt 344 triệu USD, năm 2023 đạt 270,25 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2024 đạt 161 triệu USD.

Lâm nghiệp đang dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Điều này càng được khẳng định chắc chắn, bằng diện tích rừng trồng tăng lên hàng năm. Tính từ năm 2010 đến nay, diện tích trồng rừng đạt hơn 15.000ha/năm và tổng diện tích rừng trồng hiện có hơn 220.000ha; trong đó, diện tích rừng sản xuất hơn 178.000 ha. Nhờ vậy, độ che phủ rừng Nghệ An tăng lên và hiện đạt 58,33%. Điều này, là đòn bẩy để gia tăng tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời mở thêm cơ hội cho xuất khẩu tín chỉ carbon.

Rừng trồng tại xã Bồng Khê huyện Con Cuông
Rừng trồng tại xã Bồng Khê, huyện Con Cuông

Nhìn từ huyện Con Cuông, là địa phương có độ che phủ rừng lớn nhất cả tỉnh, với hơn 84%, bình quân mỗi năm, trồng mới từ 1.500 -1.800ha rừng tập trung. Và rừng đang mang lại cơm no, áo ấm cho người trồng rừng. Anh Hà Văn Quyết, dân tộc Thái ở thôn Thanh Đào, xã Bồng Khê (Con Cuông) chia sẻ: Nhà tôi có hơn 1ha cây mét, 18ha keo lai. Tính ra, mỗi 1ha mét và keo lai, có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/năm. Tôi còn trồng xen canh thêm cây sắn, mỗi năm sắn cũng cho thu hoạch trên 70 triệu đồng.

Phát triển kinh tế rừng, đã và đang tạo sinh kế bền vững cho người dân nhiều vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Tại huyện Quỳ Châu, địa phương có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, với hơn 95.000ha, phân bổ ở 12/12 xã, thị trấn. Rừng đang tạo việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở địa phương. Lãnh đạo huyện Quỳ Châu cho biết: Tính ra, mỗi năm Quỳ Châu có diện tích rừng trồng là 3.000ha và hiện tại diện tích rừng trồng đạt hơn 23.000ha, doanh thu mỗi năm đạt hơn 350 tỷ đồng.

Giấc mơ từ rừng đang lớn dần lên theo số tiền bán tín chỉ các bon. Thông qua chương trình thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), lũy kế từ 3/10/2023 Nghệ An thu được hơn 282 tỷ đồng. Số tiền trên quy đổi từ 789.462ha diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong bối cảnh nguồn lực của Trung ương và địa phương phân bổ cho lĩnh vực lâm nghiệp còn khá hạn chế, tỉnh Nghệ An nói chung và các cơ quan chủ rừng nói riêng, thực sự đặt nhiều kỳ vọng từ việc bán tín chỉ các bon rừng mang lại. Kinh phí thu về rất lớn, theo lý thuyết, sẽ góp phần quan trọng giảm tải áp lực nặng nề trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Rừng mang lại nhiều việc làm, sinh kế cho người dân (Trong ảnh: Chế biến gỗ tại Công ty Lâm nghiệp Tháng Năm - huyện Nghĩa Đàn)
Từ dự án phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp bền vững mang lại nhiều việc làm, sinh kế cho người dân (Trong ảnh: Chế biến gỗ tại Công ty Lâm nghiệp Tháng Năm - huyện Nghĩa Đàn)

Thêm một động lực quan trọng hiện thực hóa giấc mơ sống và làm giàu từ rừng của người dân xứ Nghệ, đó là mục tiêu phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân theo Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An.

 Hiện tại, các huyện đã thực hiện lập, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán bảo vệ rừng với các nội dung: Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 101.630,44ha; Hỗ trợ bảo vệ rừng quy hoạch, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình là 151.982,15ha; Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khai thác kinh tế dưới tán rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ là 3.580ha; khối lượng gạo trợ cấp trồng rừng cho hộ nghèo tham gia trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, rừng phòng hộ là 84,83ha. Tính chung các nội dung hỗ trợ kể trên, thì đang có 25.613 hộ dân được hưởng lợi từ rừng.

Ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An nhấn mạnh: Nghệ An đang quyết liệt bằng các giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng vốn rừng, phát triển bền vững từ rừng. Nhìn từ thực tế thì, điều đó đang thành hiện thực. Việc phát triển bền vững từ rừng sẽ hạn chế tình trạng phá rừng, cháy rừng… tạo môi trường sinh thái xanh sạch.

Có cuộc sống ổn định và làm giàu từ rừng là có thật. Hành lang pháp lý cho phát triển rừng, phát triển ngành lâm nghiệp càng thêm chắc chắn khi ngày 24/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 895/QĐ-TTg về việc Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số cơ chế, chính sách, định hướng phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn 2026-2030.

 Quy hoạch lâm nghiệp mới sẽ tạo hành lang pháp lý để tỉnh xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển. Từ đó, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển ngành Lâm nghiệp theo đúng định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Tin nổi bật trang chủ
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 6 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 6 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 6 giờ trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.