Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghĩa Đàn (Nghệ An): Đảm bảo an sinh, hỗ trợ sinh kế giúp nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo

Phạm Tiến - 11:41, 03/12/2024

Cùng với các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) an tâm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nổi bật là nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1; Nội dung hỗ trợ sinh kế tại Dự án 2; Nội dung giáo dục, đào tạo nghề nghiệp ở Dự án 5…, đang tác động tích cực đến từng hộ đồng bào.

(CĐ Nghĩa Đàn 2): Nội dung hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ sinh kế giúp nhiều hộ đồng bào ở Nghĩa Đàn thoát nghèo
Hiện chị Lê Thị Liên (dân tộc Thổ) xóm Tân, xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã có việc làm và thu nhập ổn định

Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở

Hoàn cảnh gia đình chị Lê Thị Liên (dân tộc Thổ), là một trong những hộ nghèo ở xóm Tân, xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cũng khá đặt biệt, vợ chồng chị đã ly hôn, chị Liên một mình nuôi 2 con đang tuổi ăn tuổi học nên việc tích lũy để làm nhà ở kiên cố đối với chị là quá sức.

Khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai, gia đình chị Liên ở được xét đưa vào  diện được hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1.Theo quy định, chị Liên được hỗ trợ 50 triệu đồng gồm nguồn ngân sách trung ương và các nguồn của địa phương để xây dựng nhà mới. Cuối năm 2022, chính quyền địa phương cùng anh em họ hàng, đã hỗ trợ chị Liêm thêm ngày công. Theo đó, ngôi nhà “3 cứng” của mẹ con chị Liên được khởi công xây dựng, rồi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Phấn khởi hơn, có nhà “an cư”, chị Liên còn xin được việc tại nhà máy may xã Nghĩa Long. Mới đây, chị Lê Thị Liên đã làm đơn xin thoát nghèo.

"Bây giờ mẹ con chị Liên đã có nhà kiên cố để ở, có việc làm và thu nhập ổn định nên chị ấy đã tự nguyện làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo", bà Trương Thị Vân Anh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Nghĩa Đàn thông tin.

Chính sách hỗ trợ nhà ở đã giúp mẹ con chị Liên được an cư
Chính sách hỗ trợ nhà ở Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 đã giúp mẹ con chị Liên được an cư, chị đã tự nguyện làm đơn xin rút khỏi hộ nghèo

Tương tự, từ nguồn ngân sách hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, Chương trình MTQG 1719, gia đình bà Trương Thị Chú và ông Hà Chí Thành (Dân tộc thổ) ở xóm Làng Nung, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn cũng đã được “an cư” trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ công năng.

Từ nhiều năm trước, do tuổi già cùng với căn bệnh tai biến của ông, đã đẩy vợ chồng bà  vào hoàn cảnh hộ nghèo. Chuyện tích góp sửa chữa căn nhà tạm để “an cư” tuổi già trở nên cấp bách, nhưng với hoàn cảnh của ông bà, đây là vấn đề không thể thực hiện được.

Khi nguồn vốn hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 được phân bổ. Chính quyền xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn đã đưa hộ gia đình ông Hà Chí Thành, bà Trương Thị Chú vào danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở. Tiền từ nguồn hỗ trợ nhà ở cùng với sự góp sức của các con, ông Thành bà Chú đã xây dựng xong căn nhà kiên cố với đầy đủ công năng sử dụng.

Theo kết quả khảo sát hộ nghèo năm 2024 của UBND xã Nghĩa Đức, gia đình ông Thành, bà Chú ở xóm Làng Nung cũng đã chính thức thoát khỏi hộ nghèo.

Bà Trương Thị Vân Anh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Nghĩa Đàn thông tin: Tính đến 20/11/2024, nguồn vốn hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 đã được huyện Nghĩa Đàn giải ngân 100%. Toàn huyện đã có 13/13 hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở được vào “an cư” trong nhà kiên cố. 

Điều đáng mừng là, trong số 13 hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, đã có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Nếu cuối năm 2021, vùng đồng bào DTTS ở Nghĩa Đàn có tỷ lệ hộ nghèo cao (8,3%), thì đến cuối năm 2024, tỷ lệ này chỉ còn 2,46%.

Hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề giúp đồng bào nâng cao thu nhập

Ngoài được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, gia đình ông Hà Chí Thành, bà Trương Thị Chú ở xóm Làng Nung, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn còn được hỗ trợ 3 con dê giống để làm sinh kế.

Bà Trương Thị Chú ở xóm Làng Nung, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn chia sẻ miền vui khi được dọn lên ở trong căn nhà mới kiên cố và đầy đủ công năng
Bà Trương Thị Chú ở xóm Làng Nung, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn chia sẻ miền vui khi được dọn lên ở trong căn nhà mới kiên cố và đầy đủ công năng

Nhờ được chăm sóc tốt và phòng tránh bệnh đúng kỹ thuật nên dê giống cấp cho gia đình ông Thành sinh trưởng tốt. Hiện 2 con dê mẹ của gia đình đã gần đến thời kỳ sinh sản lứa đầu.

Chia sẻ với phóng viên báo Dân tộc và Phát triển, bà Trương Thị Chú cho biết: “Mỗi ngày bà thả dê ra đồi chăn 2 tiếng đồng hồ. Tối về, bà cho ăn thêm cỏ sữa, lá mía…; bà chăm sóc đúng theo hướng dẫn của cán bộ dự án, nhờ vậy hiện 2 con dê mẹ đã gần sinh lứa đầu, con dê đực cũng đã tăng cân nhiều rồi”.

Theo nhiều người dân ở xã Nghĩa Đức, Nghĩa Đàn, dê là loài vật nuôi sinh sản nhanh, đầu ra ổn định nên có hiệu quả kinh tế cao. Mỗi lần sinh, dê mẹ thường sinh 2 con. Từ 4 – 6 tháng sau khi sinh, dê con có trọng lượng từ 15-20kg, và có thể trở thành dê thương phẩm.

Nếu mỗi con dê mẹ sinh 2 con, đến cuối năm nay gia đình ông Thành, bà Chú ở xóm Làng Nung có thêm 4 con dê con, nâng tổng đàn lên 7 con. Nếu chăm sóc tốt, đến tháng 06 năm sau, gia đình ông Thành, bà Chú có thể thu về gần 10 triệu đồng, từ nguồn bán 4 con dê con thương phẩm.

Cũng từ nguồn vốn hỗ trợ sinh kế của Chương trình MTQG 1719, ở địa bàn xã Nghĩa Đức còn có 6 hộ gia đình khác được nhận dễ giống về nuôi. Đến nay, tất cả dê giống được cấp cho các hộ đồng bào DTTS ở xóm Làng Nung nuôi đều phát triển tốt. 

Đặc biệt, đã có 2/7 hộ nhận nuôi, dê đã sinh sản lứa đầu. Mô hình sinh kế nuôi dê sinh sản ở xóm Làng Nung cũng đã giúp hộ gia đình ông Lục Đình Tăm từ hộ nghèo vươn lên hộ cận nghèo.

(CĐ Nghĩa Đàn 2): Nội dung hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ sinh kế giúp nhiều hộ đồng bào ở Nghĩa Đàn thoát nghèo 3
Ngoài được hỗ trợ nhà ở "an cư", gia đình bà Chú cùng rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn còn được nhận dê giống về nuôi. Hiện 2 con dê mẹ của vợ chồng ông Thành và bà Chú đã chuẩn bị sinh sản lứa đầu

Cùng với hỗ trợ sinh kế, UBND huyện Nghĩa Đàn cũng đã tổ chức mở 68 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 2.036 học viên người DTTS. Có nghề trong tay, lao động người DTTS ở huyện Nghĩa Đàn tự tin hơn trong quá trình tìm việc làm, nâng cao thu nhập. 

Ngoài ra, chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động cũng đang được địa phương triển khai hiệu quả, theo đó, nhiều lao động đồng bào DTTS ở Nghĩa Đàn cũng đã tham gia xuất khẩu lao động có nguồn thu nhập cao. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người ở vùng đồng bào DTTS ở huyện Nghĩa Đàn đã tăng lên nhanh chóng, đạt 50,4 triệu đồng/người/năm.

Có thể khẳng định, sau gần 4 năm thực hiện, Chương trình MTQG 1719 đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến mọi mặt trong đời sống vùng DTTS ở huyện Nghĩa Đàn. Cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Nghĩa Đàn, từng bước được đồng bộ đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sự phát triển toàn diện. Hai chỉ số quan trọng, là tỷ lệ hộ nghèo, và thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS và miền núi thực sự đã được cải thiện nhiều so với trước. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 6 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 6 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 6 giờ trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.