Hà Nội có 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, với 14 xã thuộc khu vực miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới trên toàn thành phố, trong 10 năm qua (2008-2018), khu vực này đã được Nhà nước tăng cường đầu tư, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài DTTS, miền núi năm 2018, nhiều độc giả đã thể hiện sự quan tâm và gửi những thắc mắc xoay quanh Cuộc thi về Ban Tổ chức (BTC). Nhằm làm rõ những thông tin về Cuộc thi, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Nông Quốc Bình, thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi.
Để phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, từ năm 2002, chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào thiếu đất đã được triển khai. Dù đã qua gần 16 năm thực hiện chính sách, nhưng hiện vẫn còn hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để tháo gỡ, là những nội dung cần được làm rõ để làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp cho giai đoạn sau năm 2020.
Chiều 5/7, tại Hà Nội, Vụ Văn hóa Dân tộc, Bộ VHTT&DL tổ chức Họp báo phát động Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài DTTS, miền núi năm 2018 cho các tác giả người DTTS. Bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ Trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc chủ trì buổi Họp báo.
Hơn 900 nghìn thí sinh cả nước đã bước vào kỳ thi THPT 2018. Theo ghi nhận ban đầu trong ngày thi đầu tiên, việc tổ chức kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.
Việc xây dựng ồ ạt nhiều công trình thủy điện ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã gây ra nhiều tác động, hệ lụy tới thiên nhiên, cũng như cuộc sống của người dân.
Trong quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương vùng nông thôn, miền núi gặp khó khăn khi thực hiện tiêu chí môi trường. Thiếu địa điểm tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt ở các xã và các chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thiếu nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường còn thấp… là thực trạng chung của nhiều địa phương hiện nay.
Việc bãi bỏ một chính sách “cho không”, “cấp không” để dồn lực cho những chính sách vĩ mô, khuyến khích sự chủ động vươn lên của đồng bào DTTS nghèo là rất cần thiết. Tuy nhiên, nguồn lực của chính sách bãi bỏ được chuyển tiếp để thực hiện cho những chương trình, dự án nào là điều cần cân nhắc, tính toán vẹn toàn.
Từ trước đến nay, Quốc hội chưa có chương trình giám sát tối cao về chính sách dân tộc để đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, tổng thể. Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV vừa qua, chính sách dân tộc được đưa vào đề xuất trong Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, nhưng Nghị quyết cuối cùng được thông qua đã không có chương trình giám sát tối cao chính sách dân tộc. Đó là sự nuối tiếc của những người làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) khắp mọi miền đất nước.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã khép lại. Dấn ấn lớn nhất của kỳ họp này là đổi mới hình thức chất vấn theo hướng “hỏi nhanh, đáp gọn”.
Bên cạnh những lợi ích từ internet, mạng xã hội mang lại, thì nó cũng ẩn chứa nhiều mặt trái đã và đang tạo ra những rủi ro, nguy hại hằng ngày cho trẻ em.
Thời gian qua, nếu không có chính sách cử tuyển, việc được học đại học, cao đẳng của không ít học sinh DTTS chẳng khác nào “hái sao trên trời“. Dù còn nhiều hạn chế nhưng không thể bỏ cử tuyển; điều quan trọng là cần tính toán kỹ về mặt chính sách để có những thay đổi cho phù hợp với thực tiễn.
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nạn tảo hôn trong đồng bào các DTTS ở Quảng Ngãi đã có chiều hướng giảm. Song, điều trăn trở hiện nay là vẫn còn một bộ phận người dân miền núi xem tảo hôn là chuyện bình thường, nên đây vẫn là câu chuyện rất gian nan.
Những năm qua, chủ trương đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù. Đó là hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, là chính sách cử tuyển,… Tuy nhiên, do nhiều bất cập nên các chính sách này không phát huy hiệu quả như mong đợi.
Ngày 6/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Ninh Thuận tổ chức Hội thảo tư vấn tài liệu biên soạn tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành và những người nghiên cứu ngôn ngữ Raglai các huyện Bác Ái, Ninh Sơn.
Lâu nay, vấn đề vận động người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào DTTS tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn gặp khó khăn. Tuy nhiên, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), nhiều người lại hăng hái tham gia XKLĐ để có cuộc sống khấm khá hơn.
Quốc hội cần giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để xây dựng chính sách dân tộc đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện giúp vùng DTTS&MN phát triển… Đó là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
Trong những năm qua, 11 huyện miền núi Thanh Hóa được đầu tư xây dựng hơn 400 công trình nước sạch bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, hơn một nửa số các công trình dân sinh ấy bị bỏ hoang, hư hỏng, không phát huy được hiệu quả.
Chỉ còn hơn 2 năm nữa, thời hiệu thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg sẽ hết hiệu lực. Nhưng đến thời điểm này, các địa phương chưa thể triển khai do chưa được bố trí vốn.
Tiếp tục quan tâm, có chính sách ưu tiên đối với giáo dục và đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi là một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.