Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, thiếu máu,… vẫn ở mức cao, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Chương trình sữa học đường được xây dựng nhằm can thiệp kéo giảm tỷ lệ này. Tuy nhiên, hiện việc triển khai Chương trình vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Bình Định, các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh và Hoài Ân là những địa phương có nguy cơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng lũ quét, sạt lở đất khi có mưa lũ lớn.
Từ năm 2013 đến nay, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên dương các em học sinh, sinh viên (HSSV) người DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Theo đó, nhiều đoàn viên, thanh niên người DTTS đã được tuyên dương và ghi nhận. Trước thềm Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 (Lễ Tuyên dương), Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện cùng ông Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xung quanh nội dung này.
Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học là thực tiễn cấp bách, nhằm cung cấp luận cứ khoa học để giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến vùng DTTS và miền núi. Đây là cơ sở để đổi mới chính sách dân tộc, góp phần thực hiện thành công Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đề tài khoa học “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao năng lực vai trò của người đại biểu dân cử (ĐBDC) là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai” được tỉnh Lào Cai triển khai từ năm 2013, đã góp phần nâng cao vai trò, năng lực của ĐBDC là người DTTS trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu khoa học, các chuyên gia, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vai trò, năng lực ĐBDC, trọng tâm là nâng cao vai trò, năng lực ĐBDC là người DTTS…
Theo cảnh báo của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế trong những năm gần đây, bệnh dại đang có xu hướng tăng cao trở lại, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này do tập quán thả rông súc vật của người dân, và sự chủ quan của người dân khi bị chó, mèo cắn.
Trên bình diện chung cả nước, mua bán trực tuyến (thương mại điện tử) đang đà tăng trưởng bình quân 20%/năm. Nhưng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi thì vẫn là thị phần còn nhiều khoảng trống.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, có nhiều đại biểu quan tâm chất vấn các Bộ trưởng về các vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi. Theo giải đáp, trả lời của các Bộ trưởng, một tín hiệu vui là trong thời gian tới, vùng DTTS, miền núi sẽ tiếp tục dành được sự ưu tiên để phát triển cùng đất nước. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến phát biểu, giải trình của một số Bộ trưởng.
Đối với khu vực miền núi, việc phát triển hợp tác xã (HTX) theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị là yếu tố then chốt để xóa bỏ hình thức tổ chức sản xuất “tự sản tự tiêu”, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để các HTX ở khu vực này phát triển thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Với tổng kinh phí 760 triệu đồng, Dự án “Xây dựng mô hình khai thác thông tin internet phục vụ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) tại các điểm chùa Khmer tỉnh Sóc Trăng” do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ (ƯDTBKH&CN) tỉnh Sóc Trăng triển khai từ năm 2012 đến 2014 đã góp phần phục vụ phát triển KT-XH. Từ thực tế cho thấy, mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng kể về KT-XH.
Được tổ chức lần đầu năm 2010, và từ năm 2013 đến nay, Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được Ủy ban Dân tộc (UBDT) chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức thường niên. Trước thềm Lễ Tuyên dương năm 2018 (dự kiến tổ chức cuối tháng 11), Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 một số nội dung xung quanh sự kiện này.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã trình bày Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi (giai đoạn 2016 – 2018). Đây là lần đầu tiên Chính phủ có báo cáo riêng tại Quốc hội về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi. Ngày 26/10, ngày đầu tiên thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, đã có nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, phân tích, kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế –xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi thời gian tới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên họp.
Thanh Hóa hiện vẫn còn khoảng hơn 4.280 hộ dân sống tại 76 thôn, bản thuộc 8 huyện miền núi vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, phần lớn các hộ gia đình này phải dùng điện kéo tạm, vào giờ cao điểm điện hay mất nên phải thắp đèn dầu, đèn pin và nến.
Chương trình phối hợp (CTPH) công tác giữa Ủy ban Dân tộc (UBDT) với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sau 5 năm triển khai (2012-2017) đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Một số nội dung thực sự nổi bật, có tính đột phá trong hoạt động KH&CN như: Hoạt động nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách dân tộc; hoạt động nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ cho vùng DTTS, miền núi... Kết quả này đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi.
Sáng 23/10, trong chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi (giai đoạn 2016 - 2018). Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng chuyển đến bạn đọc nội dung báo cáo.
Công tác dân tộc, chính sách dân tộc, vấn đề phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thời gian gần đây dành được nhiều sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương, các đại biểu Quốc hội…. Tại một số Phiên họp của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các đại biểu đồng tình cho rằng, vùng DTTS, miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Các đại biểu đã phân tích, thảo luận để tìm hướng đi trong giai đoạn tới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của lãnh đạo Bộ, ngành, đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề này.
Đáng lẽ, giáo viên ở các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) được hưởng chính sách như nhà giáo dạy ở trường chuyên biệt. Nhưng do chồng chéo về quy định nên chính sách này không thể triển khai, khiến giáo viên ở các trường TCNDTNT chịu thiệt thòi.
Hệ thống các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) trên cả nước có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, với những bất cập đang tồn tại, hoạt động của các trường TCNDTNT không chỉ làm lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng đến chiến lược dạy nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi.
Tại sao không thể khởi nghiệp ở bản làng? Với tiềm năng, lợi thế, sự đa dạng văn hóa vùng DTTS, cùng với sự chung tay hỗ trợ, “tiếp lửa”, truyền cảm hứng của cả hệ thống chính trị và cộng đồng quốc tế, có thể khẳng định, khởi nghiệp ở bản làng là hoàn toàn có thể...
Ngày 24/9, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Phiên họp thẩm tra tình hình kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách và thực hiện chính sách dân tộc, miền núi (giai đoạn 2016-2018). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến và Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành chủ trì Phiên họp. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải tham dự Phiên họp…