Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sáp nhập thôn bản ở miền núi: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

PV - 10:55, 23/11/2018

Sáp nhập thôn chưa đạt chuẩn là chủ trương đúng đắn nhằm tinh gọn bộ máy, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; giúp thuận tiện trong công tác quản lý; góp phần giảm bớt chi phí cho bộ máy hoạt động của thôn… Tuy nhiên, ở khu vực miền núi, vùng cao, việc sáp nhập thôn bản gặp rất nhiều khó khăn không dễ tháo gỡ.

Khập khiễng khi sáp nhập

Thôn Làng Vây, xã Tân Long (Hướng Hóa, Quảng Trị) có 31 hộ, với 132 nhân khẩu, 100% là dân tộc Vân Kiều. Giai đoạn 2017-2020, Làng Vây là thôn duy nhất của xã Tân Long được thụ hưởng Chương trình 135; cũng có nghĩa là tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Làng Vây hiện còn rất cao (trên 45%).

Tại Điều 7-Thông tư số 09/2017/TT-BNV, ngày 19/12/2017 của Bộ Nội vụ đã có quy định về điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố. Theo đó, thôn vùng miền núi phải có từ 200 hộ trở lên mới đủ chuẩn. Điều này đồng nghĩa, thôn Làng Vây sẽ phải sáp nhập với các thôn khác.

Theo phương án của UBND huyện Hướng Hóa, thôn Làng Vây sẽ được sáp nhập với thôn Long Phụng, nơi sinh sống của 126 hộ, với 554 nhân khẩu, 100% dân số là dân tộc Kinh. Hết năm 2017, tỷ lệ hộ khá, giàu ở Long Phụng chiếm hơn 80% tổng số hộ, toàn thôn chỉ còn 3 hộ nghèo. Giai đoạn 2012-2016, Long Phụng được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận “Làng văn hóa xuất sắc”.

Rõ ràng, trình độ phát triển giữa Làng Vây và Long Phụng là hoàn toàn cách xa nhau. Vì thế, khi đưa ra phương án để Long Phụng và Làng Vây “về chung một nhà” không nhận được sự đồng thuận của người dân cả hai thôn. Kết quả khảo sát ý kiến người dân về việc sáp nhập của UBND xã Tân Long cho thấy, tỷ lệ đồng thuận đạt rất thấp.

sáp nhập thôn bản Nhiều thôn bản ở vùng cao ở Quảng Trị phải sáp nhập vì chưa đủ chuẩn về quy mô dân số. (trong ảnh: Khu định canh định cư thôn Pa Lin, xã A Vao, huyện Đăkrông chỉ có 50 hộ).

Theo kết quả khảo sát, một trong những băn khoăn của người dân là khi sáp nhập hai thôn về làm một, do đặc thù về phong tục tập quán của mỗi thôn khác nhau dẫn đến những bất tiện không đáng có. Nhưng nguyên nhân chính là do người dân Làng Vây lo khi sáp nhập sẽ không còn được thụ hưởng chính sách của thôn ĐBKK; còn người dân thôn Long Phụng sẽ bị mất danh hiệu “Làng văn hóa xuất sắc” khi phải “cõng” thêm nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Những khó khăn bước đầu trong việc sáp nhập thôn bản cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác của huyện Hướng Hóa. Như ở xã Tân Hợp, chính quyền địa phương đưa ra phương án sáp nhập thôn Tà Đủ và thôn Lương Lễ thành một để lấy ý kiến người dân. Sau khảo sát, tỷ lệ ủng hộ phương án sáp nhập này chỉ đạt 5,26%.

Nguyên nhân cũng giống như việc “se duyên” cho thôn Làng Vây và thôn Long Phụng ở xã Tân Long. Thôn Tà Đủ có 38 hộ, 184 nhân khẩu, đại đa số là dân tộc Vân Kiều, là thôn duy nhất của xã Tân Hợp được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Còn Lương Lễ là thôn điển hình trong xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa xã Tân Hợp ‘cán đích” nông thôn mới tháng 6/2018 vừa qua.

Không thể sáp nhập một cách cơ học

Trên thực tế, những khó khăn trong việc sáp nhập thôn bản ở Hướng Hóa cũng hiện hữu ở nhiều địa phương miền núi trên cả nước. Các yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, chính sách hỗ trợ… khác nhau là những rào cản để thực hiện việc sáp nhập. Ngay cả với những địa phương có tỷ lệ ủng hộ khá cao, người dân vẫn băn khoăn về chính sách hỗ trợ, những bất tiện khi sáp nhập

Như huyện Na Hang (Tuyên Quang), theo kế hoạch, trong các năm năm 2018-2019, huyện sẽ sáp nhập 31 thôn, bản thành 16 thôn bản. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên khi đưa ra phương án, tỷ lệ người dân đồng tình, ủng hộ rất cao. Trong đó, phương án sáp nhập thôn Pá Làng và Nà Đứa của xã Thanh Tương, người dân hai thôn bỏ phiếu tán thành với tỷ lệ trên 50%.

Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất vẫn là việc thụ hưởng chính sách sau khi sáp nhập. Nà Đứa là thôn ĐBKK, được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020, còn thôn Pá Làng thì không. Vậy sau khi sáp nhập thì người dân thôn Nà Đứa có được hưởng chính sách nữa hay không?

Như ở Hướng Hóa (Quảng Trị), theo thống kê, toàn huyện có 53 thôn thuộc diện biên giới, 112 thôn ĐBKK theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 48 thôn xây dựng đề án sáp nhập, có 4 thôn thuộc diện thôn ĐBKK, đang nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.

Do nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình 135 và các chương trình, dự án khác của Nhà nước được chia làm nhiều giai đoạn nên khi sáp nhập, người dân một số thôn có thể sẽ mất đi nguồn hỗ trợ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Đó chính là nỗi lo không nhỏ của người dân.

Thực tế là, chủ trương sáp nhập thôn bản rất được người dân đồng thuận. Nhưng phương án sáp nhập như thế nào, việc bảo đảm quyền lợi chính sách sau khi sáp nhập ra sao là những vấn đề người dân quan tâm.

Ở nhiều địa phương, khi sáp nhập thôn đang được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, người dân đều kiến nghị xã phải cam kết giữ nguyên chế độ, chính sách sau khi sáp nhập. Nhưng đây là vấn đề nằm ngoài thẩm quyền của xã, thậm chí là của huyện, của tỉnh.

Những chi tiết nêu trên cho thấy, để thực hiện sáp nhập thôn bản ở miền núi, vùng cao thì cần giải quyết thấu đáo những khó khăn vướng mắc hiện tại. Các địa phương khi thực hiện việc sáp nhập cần xem xét một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả của việc sáp nhập. Đặc biệt, để thực hiện tốt việc sáp nhập cần phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân, nhất là đội ngũ lãnh đạo thôn hiểu được chủ trương của Đảng, vì lợi ích chung.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 13:30, 17/05/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13:27, 17/05/2025
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.