Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khoa học công nghệ với sự phát triển vùng DTTS, miền núi

PV - 11:47, 07/11/2018

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học là thực tiễn cấp bách, nhằm cung cấp luận cứ khoa học để giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến vùng DTTS và miền núi. Đây là cơ sở để đổi mới chính sách dân tộc, góp phần thực hiện thành công Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Bài cuối: Cơ sở để đổi mới chính sách dân tộc

khoa học Người trồng quýt ở Trà Lĩnh (Cao Bằng) có thu nhập cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. (Ảnh tư liệu)

Góp phần thay đổi diện mạo miền núi

Có thể khẳng định, vùng DTTS và miền núi đang từng bước thoát khỏi thế “ốc đảo” trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất. Ở khu vực này ngày càng xuất hiện nhiều hơn các mô hình ứng dụng KHCN, từ đó nâng cao thu nhập, góp phần làm thay đổi tập quán canh tác của người dân địa phương.

Có thể lấy tỉnh Cao Bằng là một ví dụ thành công về nghiên cứu KHCN gắn với các mô hình sản xuất nâng cao chuỗi giá trị, liên kết 4 nhà. Đặc biệt, Cao Bằng đã triển khai nhiều dự án ứng dụng KHCN trong chăn nuôi, phát triển cây ăn quả, đem lại hiệu quả rất khả quan.

Đơn cử như đề tài “Phục tráng giống cam quýt Hòa An” và đề tài “Ứng dụng vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng bảo tồn và phát triển giống quýt đặc sản Trà Lĩnh”. Hai đề tài này được ứng dụng vào sản xuất hàng hóa, diện tích trồng giống quýt của đồng bào các dân tộc mở rộng đến trên 100ha tại huyện Trà Lĩnh với giá bán quýt quả hiện nay 25-30.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 50.000 đồng/kg. Nhờ đó, nhiều gia đình có thu nhập từ vài chục triệu đến 1 tỷ đồng.

Cũng như Cao Bằng, các địa phương miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống đã tích cực nghiên cứu-ứng dụng-chuyển giao KHCN để giúp đồng bào các dân tộc tăng giá trị cây trồng, vật nuôi. Trên cùng một diện tích canh tác, nhờ áp dụng KHCN, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Như ở Trà Lĩnh (Cao Bằng), nếu như năm 2010, một ha cam chỉ cho thu nhập khoảng 18 triệu đồng thì hiện nay một ha cam cho thu nhập trên 30 triệu đồng.

Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng, KHCN đã thực sự góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng DTTS và miền núi, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, sinh hoạt và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Đến nay, hầu hết đồng bào DTTS đã biết sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác tiến bộ, góp phần làm tăng năng suất cây trồng gấp 2 đến 3 lần so với trước đây; qua đó, đưa tốc độ tăng trưởng của nhiều vùng đạt trên 10%/năm; giảm 4-5% hộ nghèo/năm; tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như cà phê, chè, mía, lúa, các loại cây ăn quả,… chất lượng cao.

Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác dân tộc

Tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, ngày càng có nhiều hộ DTTS có thu nhập cao từ chăn nuôi, trồng trọt là minh chứng cho hiệu quả của các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, trong đó có hoạt động KHCN. Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến năm 2017, tại 61 tỉnh, thành phố có đồng bào DTTS sinh sống đã thực hiện chuyển giao 2.364 lượt công nghệ và xây dựng được 1.042 mô hình sản xuất ứng dụng KHCN vào sản xuất. Qua triển khai thực hiện, các mô hình ứng dụng KHCN có hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Cùng với các bộ, ngành, địa phương, thời gian qua, Ủy ban Dân tộc cũng đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu-ứng dụng-chuyển giao KHCN. Từ năm 1998 đến năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì và cấp kinh phí thực hiện 83 đề tài khoa học cấp Bộ. Ngoài ra, các nhà khoa học của Ủy ban Dân tộc đã chủ trì hàng chục đề tài cấp Bộ, cấp tỉnh khác và phối hợp thực hiện hàng chục đề tài cấp Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc.

Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng và trưởng thành của cơ quan Công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình KHCN cấp quốc gia về: “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về các DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”. Chương trình đã được phê duyệt, chính thức tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2016 nhằm cung cấp luận cứ khoa học để giải quyết các vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và thực tiễn cấp bách liên quan đến các DTTS.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu-ứng dụng-chuyển giao KHCN trong việc phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế hiện nay trong lĩnh vực này. Theo đó, ngoài gặp khó khăn do kinh phí cấp cho hoạt động KHCN còn thấp thì các hoạt động nghiên cứu khoa học chưa đa dạng, nhất là trong hợp tác, khai thác đề tài, dự án từ bên ngoài; chưa tổ chức được nhiều hoạt động, tư vấn, phân biệt về các vấn đề phục vụ công tác xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc…

Thực tế cho thấy, hoạt động KHCN vừa trực tiếp, vừa gián tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi. Ở tầm vĩ mô, nghiên cứu khoa học là hoạt động đúc kết những vấn đề từ thực tiễn để thành cơ sở lý luận, từ đó cung cấp luận cứ khoa học để đổi mới chính sách dân tộc. Còn trên bình diện kinh tế-xã hội, nghiên cứu, ứng dụng KHCN trực tiếp tác động đến tập quán canh tác, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân. Do đó, nghiên cứu-ứng dụng-chuyển giao KHCN là hoạt động mang tính cấp bách, gắn chặt với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi nói riêng, cả nước nói chung.

TÙNG NGUYÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tin tức - Nguyệt Anh - 15 phút trước
Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc.
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 4 giờ trước
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 8 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 8 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.