Hưởng ứng tinh thần Quốc gia khởi nghiệp, hiện nay phong trào khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức song đã và đang đạt được những thành công nhất định. Đó là việc xuất hiện không ít những cá nhân, tập thể là người DTTS không cam chịu đói nghèo, nỗ lực tìm tòi, tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương vươn lên làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Từ đó chứng tỏ một điều: Đồng bào DTTS hoàn toàn có thể khởi nghiệp thành công ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình nếu tìm được hướng đi đúng đắn.
Những băn khoăn, thắc mắc, nguyện vọng… của nhân dân được chính quyền các cấp trực tiếp lắng nghe, giải đáp và có hướng xử lý, khắc phục. Qua đó, người dân được phát huy quyền làm chủ, còn cấp ủy, chính quyền thì hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của dân để có sự điều chỉnh chính sách và cách làm cho phù hợp thực tiễn. Đó là hiệu quả thiết thực trong thực hiện quy chế dân chủ tại nhiều vùng DTTS, miền núi hiện nay.
Trong 2 ngày qua, mưa lớn liên tục khiến tình trạng sạt lở đất, vùi lấp nhiều nhà ở, phòng học trên địa bàn huyện miền núi Quan Hóa – Thanh Hóa.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng nhân lực vùng DTTS và miền núi là đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trước mắt mà cần những giải pháp toàn diện và lâu dài.
Trước năm 2017, 2 huyện miền núi của Phú Yên là Sơn Hòa và Sông Hinh có 14 HTX thì giải thể 11 HTX chỉ còn 3 HTX. Tuy nhiên, từ đầu năm 2018 đến nay, do áp lực hoàn thành bộ tiêu chí mới về xây dựng NTM, các huyện này lại thành lập nhiều HTX. Điều đáng nói là các HTX được thành lập gấp rút như vậy có đảm bảo được chất lượng và đi vào thực chất?.
Hệ thống chính sách đầu tư, phát triển vùng DTTS và miền núi hiện đã bao phủ hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, do thiếu tập trung, nhiều đầu mối quản lý nên chính sách dù nhiều vẫn chưa tạo sự bứt phá cho vùng DTTS và miền núi. Bởi vậy, nghiên cứu tích hợp chính sách dân tộc thành một Chương trình mục tiêu quốc gia là hết sức cần thiết.
Nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nâng cao nhận thức, vừa qua, tại tỉnh Sơn La, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức tập huấn tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông và tập huấn tuyên truyền vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi năm 2018. Hội nghị tập huấn có sự tham dự của 90 đại biểu là cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc và Người có uy tín, già làng, trưởng bản của 3 huyện Yên Châu, Mai Sơn và Mộc Châu (tỉnh Sơn La).
Không chỉ riêng vùng đồng bằng mà hiện nay, nhiều vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang đứng trước ngưỡng cửa đô thị hóa. Đây là một tất yếu nên làm thế nào để người dân thích ứng một cách tốt nhất, phù hợp nhất là vấn đề được đặt ra.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 13/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã giải trình, làm rõ nhiều vấn đề về việc thực hiện chính sách đối với đồng bào DTTS được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và cử tri quan tâm.
Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021 đưa ra lộ trình: năm 2019 thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, dân số. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào hai tiêu chí này để sắp xếp thì sẽ rất khó thực hiện.
Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018- 2020” ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Việc thực hiện tốt, chương trình là đòn bẩy tạo điều kiện để các sản phẩm của người dân nông thôn, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi có cơ hội phát triển, vươn xa ra thị trường.
Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết “tam nông”, 10 năm qua, ngành công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương đã tham mưu, xây dựng để các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ, tạo “cú hích” phát triển vùng DTTS và miền núi.
Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ môi trường, từ năm 2009, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã nhân rộng mô hình “biến phế liệu thành bò”. Mô hình không những giúp cho môi trường ở địa phương được đảm bảo, mà còn tích cực hỗ trợ các hội viên nghèo có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Nhằm tiếp tục hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020. Đây là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, nhìn vào hệ thống chính sách giáo dục thời gian qua, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, bất cập cần sự đổi mới để phát huy hiệu quả hơn nữa trong thực tiễn.
Kiên quyết thu hồi những diện tích đất do các nông, lâm trường quản lý, sử dụng kém hiệu quả; tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương;… được xem là những giải pháp để giải bài toán thiếu đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi. Nhưng việc triển khai những giải pháp này như thế nào lại là một vấn đề cần phải xem xét.
Đề cập về đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác văn học, nhiều nhà văn cho rằng, đó là một mảnh đất màu mỡ vô tận, khai thác mãi cũng không bao giờ cạn. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng các tác phẩm văn học về đề tài DTTS và miền núi vẫn còn hạn chế. Để bắt nhịp được với xu thế của văn chương, mảng văn học đề tài dân tộc và miền núi cần phải có sự chuyển mình mạnh mẽ.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, đến năm 2020, huyện Tây Trà phải có 1 xã về đích nông thôn mới (NTM) và 5 xã đạt từ 7 tiêu chí trở lên. Tuy nhiên, với đặc thù của một huyện miền núi, dù mục tiêu đặt ra không cao, nhưng đang là quá sức đối với địa phương.
Trong những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã triển khai các hạng mục hỗ trợ sản xuất cho đồng bào trên địa bàn 14 xã. Nhờ đó, đồng bào các dân tộc huyện Đà Bắc có thêm cơ hội phát triển sản xuất, mở lối thoát nghèo.
Trong khi nhiều hộ đồng bào DTTS thiếu đất canh tác thì hàng nghìn ha đất rừng đã được chính quyền địa phương giao cho các doanh nghiệp để triển khai các dự án trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, có không ít dự án được “vẽ” ra chỉ để “ôm” đất, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả.
Cũng như nhiều thị trấn miền núi khác, thị trấn Đà Bắc đã từng phải đối mặt với nguy cơ từ ma túy và tệ nạn ma túy. Tuy nhiên từ nhiều năm trở lại đây, nhờ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại cộng đồng, giúp đỡ người lầm lỗi, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy...