Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ hệ thống các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú

PV - 10:47, 10/10/2018

Đáng lẽ, giáo viên ở các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) được hưởng chính sách như nhà giáo dạy ở trường chuyên biệt. Nhưng do chồng chéo về quy định nên chính sách này không thể triển khai, khiến giáo viên ở các trường TCNDTNT chịu thiệt thòi.

Bài 3: Trò chờ chế độ, thầy chờ chính sách

Học viên chờ chế độ

Như kỳ báo trước đã phản ánh, sau khi Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg, ngày 20/10/2015 về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp nghề có hiệu lực (ngày 01/1/2016), nhiều học viên các trường TCNDTNT đã bị “cắt” chính sách học bổng vì không thuộc đối tượng thụ hưởng. Với những học viên được thụ hưởng chính sách thì phải dài cổ chờ chế độ vì quy định mới về phân cấp kinh phí thực hiện.

Các trường TCNDTNT vừa thực hiện chế độ chính sách cho học viên, vừa quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh dân tộc nội trú,… như trường chuyên biệt. (Ảnh minh họa) Các trường TCNDTNT vừa thực hiện chế độ chính sách cho học viên, vừa quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh dân tộc nội trú,… như trường chuyên biệt. (Ảnh minh họa)

Như ở Kon Tum, năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 500 học viên được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học nghề theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg. Nhưng kinh phí hỗ trợ cấp chậm nên nhiều học viên thuộc diện thụ hưởng gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập; nhiều em buộc phải nghỉ học giữa chừng. Chỉ riêng lớp nghề K14-Trường Trung cấp nghề Kon Tum, hết học kỳ I của năm học 2017-2018 đã có 66 học viên thuộc diện được hưởng chính sách nội trú theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg bỏ học vì không đủ chi phí sinh hoạt.

Cũng như Kon Tum, ở tỉnh Quảng Ngãi, nhiều học viên thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 53/2015/QĐ/TTg cũng rơi vào tình cảnh này. Tất cả các em đều là con em của hộ nghèo, hộ cận nghèo ở miền núi nên việc chậm cấp tiền hỗ trợ khiến cuộc sống của các em rất khó khăn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, kinh phí hỗ trợ học nghề thường bị cấp chậm là do vướng mắc trong quy định về nguồn kinh phí thực hiện Quyết định 53/2015/QĐ-TTg. Khoản 2, Điều 6 của Quyết định ghi rõ: “Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện chính sách quy định tại Quyết định này”.

Thực tế, các địa phương thuộc vùng DTTS và miền núi đều thuộc diện “chưa tự cân đối được ngân sách”. Do đó, với quy định này, các địa phương có tâm lý chờ đợi Trung ương phân bổ, không linh hoạt bố trí nguồn để thực hiện chính sách.

Nhưng để được “rót” kinh phí từ ngân sách Trung ương thì phải trải qua quá trình rà soát rất kỹ càng; do đó việc tiền về chậm là điều dễ hiểu.

Như ở Quảng Ngãi, trong hai năm 2016-2017, tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg là gần 1,3 tỷ đồng, nhưng không được bố trí trong định mức chi thường xuyên ngân sách địa phương. Sở Tài chính của tỉnh đã phải nhiều lần có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho địa phương thực hiện.

Đến cuối năm 2017, Sở mới tổng hợp trình UBND tỉnh giải quyết bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán năm 2017 để các trường chi trả cho học sinh. Năm học 2018-2019, “rút kinh nghiệm” từ những năm trước, UBND tỉnh đã giao bố trí nguồn thực hiện chính sách trong dự toán từ đầu năm nhằm tránh thiệt thòi cho học viên thuộc đối tượng thụ hưởng.

Chồng chéo quy định, giáo viên thiệt thòi

Không chỉ học viên mà lâu nay, giáo viên ở các trường TCNDTNT cũng chịu nhiều thiệt thòi vì chưa được hưởng chính sách ưu đãi. Nguyên nhân là do sự chồng chéo trong các quy định liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo giảng dạy ở những trường chuyên biệt.

Trong Luật Giáo dục hiện hành, trường chuyên biệt bao gồm các trường: Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học; trường chuyên, trường năng khiếu; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật; trường giáo dưỡng; không có tên trường TCNDTNT. Do đó, nhà giáo và cán bộ quản lý ở các trường TCNDTNT không được thụ hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ.

Theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP, với nhà giáo, cán bộ quản lý công tác ở các trường chuyên biệt được hưởng phụ cấp 70% mức lương theo ngạch, bậc (nếu trường đóng ở địa bàn ĐBKK); hưởng phụ cấp 50% mức lương theo ngạch, bậc (nếu không đóng ở địa bàn ĐBKK). Nhưng vì không có tên trong danh sách các trường chuyên biệt được luật quy định nên giáo viên ở các trường TCNDTNT không được hưởng chính sách này.

Trong khi đó, các trường TCNDTNT lại thực hiện chức năng, nhiệm vụ như trường chuyên biệt. Đó là, vừa giảng dạy chương trình giáo dục trung học phổ thông, vừa giáo dục nghề nghiệp; vừa thực hiện chế độ chính sách cho học viên, vừa quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh dân tộc nội trú… như một trường chuyên biệt.

Như ở trường TCNDTNT Nghĩa Lộ (Yên Bái), có nhiệm vụ đào tạo nghề, đào tạo văn hóa, nhưng đồng thời cũng phải thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú. Từ năm 2014 đến nay, trường đã tổ chức đào tạo hệ trung cấp dân tộc nội trú cho 650 học viên (đa số đến từ hai huyện ĐBKK là Trạm Tấu, Mù Cang Chải).

Nhưng từ đó đến nay, 47 giáo viên, cán bộ quản lý của trường không được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt. Theo ông Lâm Tuấn Khanh, Hiệu trưởng nhà trường, trường đã nhiều lần kiến nghị với tỉnh, với Trung ương áp dụng chính sách ưu đãi nhà giáo như ở các trường chuyên biệt, bởi thực tế giáo viên của nhà trường đã và đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ rất chuyên biệt.

Sau khi xem xét các văn bản hướng dẫn liên quan của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tháng 12/2017, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành quy định tạm thời thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trường TCNDTNT Nghĩa Lộ; giao Sở Nội vụ thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trước ngày 29/12/2017. Từ năm học 2018-2019, chính sách ưu đãi cho giáo viên ở trường TCNDTNT sẽ được thực hiện, bớt một phần khó khăn cho giáo viên.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là quy định tạm thời của tỉnh Yên Bái, về lâu dài thì chưa thể biết trước. Hơn nữa, giáo viên ở trường TCNDTNT Nghĩa Lộ cũng chỉ được hưởng phụ cấp 50% mức lương theo ngạch bậc, bắt đầu tính từ ngày 01/8/2014 trở đi.

Nguyên nhân của tình trạng này là những vướng mắc trong các quy định hiện hành trong việc thực hiện chính sách ưu đãi cho nhà giáo đang công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 6 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 6 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 6 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo... Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.