Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Người dân miền núi bao giờ hết cảnh đèn dầu?

PV - 11:10, 26/10/2018

Thanh Hóa hiện vẫn còn khoảng hơn 4.280 hộ dân sống tại 76 thôn, bản thuộc 8 huyện miền núi vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, phần lớn các hộ gia đình này phải dùng điện kéo tạm, vào giờ cao điểm điện hay mất nên phải thắp đèn dầu, đèn pin và nến.

Nhiều thôn, bản không có điện

Tại xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân hiện vẫn còn 2 thôn đang mong chờ điện lưới quốc gia là thôn Giang có 125 hộ, thôn Cụt Ạc có 40 hộ. Nguyên nhân do 2 thôn này cách trung tâm xã 7 km nên rất khó kéo điện.

Trong căn nhà tuềnh toàng, bữa cơm tối của gia đình bà Ngân Thị Pừng ở thôn Giang, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân diễn ra trong ngọn đèn dầu hiu hắt. Bà Pừng tâm sự: Cuộc sống của các gia đình ở đây phải nhờ cả vào cái đèn dầu này. Trong xã cũng có một số thôn có điện hơn chục năm nay rồi. Nhưng người dân ở thôn Giang này, chưa một ngày nào được hưởng niềm vui của điện lưới quốc gia. Cuộc sống của bà con nơi đây quanh năm chỉ nhờ vào lúa, ngô, khoai, sắn… đường sá đi lại khó khăn nên cái nghèo vẫn chưa dứt được. Thương nhất là các cháu nhỏ phải học tập trong ánh sáng mù mờ.

 Bà Ngân Thị Pừng, ở thôn Giang bày tỏ mong muốn sớm được kéo lưới điện để có điện thắp sáng. Bà Ngân Thị Pừng, ở thôn Giang bày tỏ mong muốn sớm được kéo lưới điện để có điện thắp sáng.

Ngoài thôn Giang và thôn Cụt Ạc, còn có 6 thôn, bản khác chưa có điện lưới quốc gia như, bản Ruộng (xã Bát Mọt), thôn Ó (xã Yên Nhân), thôn Tràng Cát (xã Luân Khê)… Nguyên nhân là, do khoảng cách từ các thôn đến đường dây điện trung tâm xa từ 1-7km nên khó kéo điện lưới về. Hiện mong muốn lớn nhất của người dân nơi đây, là có điện để cuộc sống bớt cơ cực, tăm tối.

Chị Trần Thị Huyền, thôn Tân Cương, xã Tân Phúc, cho biết: Muốn có điện sáng phục vụ cuộc sống, nhiều hộ dân phải tự bỏ tiền kéo tạm điện từ nơi khác về dùng, với giá sử dụng rất cao, gần 4.000 đồng/số điện. Thế nhưng, do khoảng cách quá xa nên điện rất yếu. Vì vậy, ngoài việc thắp sáng thì người dân không thể sử dụng điện vào việc gì khác được.

Bên cạnh đó, cột điện là những cây luồng, cây gỗ chỉ cao quá đầu người, dây điện kéo chằng chịt nhiều đoạn thắt, nối không được bọc kín lại chịu tác động của thời tiết nên tình trạng đứt dây, chập cháy và mất điện thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, vào mùa mưa bão, cột điện đổ gãy thường xuyên. “Trước đây, đã có người phải nhập viện cấp cứu vì bị điện giật rồi”, chị Hiền nói.

Vẫn là điệp khúc chờ vốn

Theo ông Lê Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phúc: Năm 2009, Nhà nước cũng đã chủ trương đầu tư các công trình điện lưới quốc gia phục vụ các xã. Riêng tại xã Tân Phúc, đơn vị thi công xây được 32 cột điện thì dừng lại vì thiếu vốn. Chúng tôi đã nhiều lần trình lên các cấp có thẩm quyền về việc kéo điện cho bà con nhân dân trong xã, nhưng đến nay vẫn chưa được. Địa phương chỉ mong có điện để cho cuộc sống của bà con đỡ đói nghèo, cơ cực.

Theo báo cáo của UBND huyện Lang Chánh, Dự án điện này là nguồn tiếp dư của dự án 30a cho các xã 135. Địa phương chọn 5 công trình/5 xã (Giao An, Quang Hiến, Tân Phúc, Đồng Lương, Giao Thiện) mỗi công trình 300 triệu đồng, các xã tự lựa chọn công trình, nhưng đến nay chỉ có Giao An và Quang Hiến là đóng điện được. Riêng công trình điện ở xã Tân Phúc theo thiết kế dự toán hơn 1 tỷ đồng nên khi dựng xong cột thì cũng hết kinh phí. Vì vậy, các nhà thầu dừng lại từ năm 2009 đến nay.

Trước thực trạng còn nhiều thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia, huyện Lang Chánh cũng đã kiến nghị Sở Công thương, Công ty điện lực Thanh Hóa tiếp tục đầu tư các công trình điện.

Trao đổi về thực tế này, ông Lê Tiến Lam, Giám đốc Sở Công thương Thanh Hoá cho biết: Sở cũng đã kiến nghị tỉnh và tỉnh cũng đang đề nghị Bộ Công thương đưa 76 thôn, bản chưa có điện vào danh mục đầu tư của tiểu dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình Năng Lượng-EU tài trợ giai đoạn 2018-2020.

Thời gian tới, nếu được Bộ Công thương phê duyệt, cấp vốn và căn cứ theo nguồn vốn được giao, Sở Công thương tỉnh sẽ thực hiện, đầu tư cấp điện cho các thôn, bản, cụm dân cư chưa có điện lưới quốc gia. Ngoài ra, từ nguồn vốn dư thừa của thủy điện Trung Sơn, dự kiến nhiều thôn, bản sẽ được đầu tư, xây dựng trạm biến áp và kéo điện-ông Lam cho biết thêm.

Năm 2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án đầu tư cấp điện nông thôn (giai đoạn 2013-2020) với mức đầu tư trên 711 tỷ đồng nhằm cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đã có 15 thôn, bản thuộc 5 xã khu vực miền núi được cấp điện lưới với số vốn đầu tư là 68 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 cấp cho dự án đã hết nên vẫn còn nhiều thôn, bản thuộc các huyện Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Thanh, Thường Xuân, Bá Thước chưa có điện lưới quốc gia.

QUỲNH TRÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 5 phút trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 17 phút trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 26 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 43 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 52 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.