Nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, công tác dân tộc và tình hình thực hiện chính sách dân tộc đã được đặt ra tại Phiên họp toàn thể lần thứ Sáu của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, tổ chức từ ngày 3/5 đến ngày 5/5/2018.
Quảng Nam có 9 huyện miền núi, với 102 xã, thị trấn; trong đó 79 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách để phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi.
Với vai trò, trách nhiệm gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động của thôn bản, đội ngũ những Người có uy tín tiêu biểu đang lặng thầm đóng góp sức mình cho sự phát triển vùng DTTS, miền núi. Họ xứng đáng được ngợi ca, tôn vinh.
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) bước vào năm thứ 8, đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng trong toàn xã hội, được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân.
Lâu nay, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là vấn đề nan giải, gây nhiều bất ổn ở các địa phương. Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã tìm kiếm nhiều giải pháp để huy động mọi nguồn vốn để giải quyết vấn đề này, nhằm đáp ứng điều kiện sống tối thiểu, tiến tới tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Ngày 26/4, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức cuộc họp với một số bộ, ngành liên quan cho ý kiến về Dự thảo Báo cáo chuyên đề “Tình hình triển khai kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2010-2017”.
Từ nhiều năm nay, vào mỗi buổi chiều, các sân chơi thể thao của xã và các thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) luôn thu hút đông đảo người dân đến tập luyện, thi đấu bóng chuyền. Sân chơi bóng chuyền không chỉ dành riêng cho nam giới mà có rất nhiều chị em đủ mọi lứa tuổi, thành phần sôi nổi tham gia.
Nhằm tạo cho học sinh thói quen và học cách tiêu tiền sao cho hợp lý, hiệu quả, Trường PTDTBT THCS Trà Don, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã tổ chức một buổi học ngoại khóa với chủ đề “Hình thành thói quen chi tiêu đồng tiền tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh và phụ huynh”
Bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào DTTS là giải pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân và góp phần ổn định chính trị xã hội. Tuy nhiên, hiện việc giám sát quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội còn có nhiều lỗ hổng rất lớn.
Thời gian qua, Phú Yên đã vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, 30a để giúp các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn của tỉnh giảm được tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao mức sống người dân.
LTS: Năm 1998, lần đầu tiên giảm nghèo trở thành một chính sách nằm trong hệ thống chính sách xã hội của quốc gia khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 05/QĐ-TTg phê duyệt 7 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo (XĐGN).
Nhờ chính sách đầu tư của Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2018, nguồn vốn đầu tư được tăng lên và tập trung vào việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Họ là chính là những thanh niên DTTS xuất sắc trong công tác đoàn, được nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng nhân dịp kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2017. Đặc biệt, những cán bộ Đoàn này đang là tấm gương cho thanh niên miền núi học tập noi theo…
Mục tiêu của Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất tại các huyện miền núi là “trao cần câu” để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, việc triển khai chính sách này vẫn còn nhiều bất cập.
Tăng cường phòng chống, giảm thiểu tác hại của thiên tai là việc làm cấp bách ở nước ta hiện nay. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, đang đề xuất sửa đổi quy định về truyền tin và mạng lưới thông tin phục vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai. Đây được xem là một trong những yếu tố tích cực để các cấp chính quyền và người dân chủ động hơn trong phòng chống thiên tai.
Những ngày trung tuần tháng Bảy, về lại các huyện miền núi Quảng Ngãi, chạy xe trên những con đường được thảm nhựa hoặc bê tông phẳng lì uốn quanh những cánh rừng già bạt ngàn, những khu vườn xum xuê cây trái, mới cảm nhận được hết cuộc sống của bà con đang đổi thay từng ngày nhờ những con đường thông thương, thuận lợi…
Phát huy thế mạnh cây công nghiệp, trồng rừng và cây ăn trái tại các địa phương miền núi tỉnh Phú Yên đã hình thành nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình cho thu nhập cao.
Từ năm 2017, Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc (thuộc Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc) được giao triển khai Dự án “Phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã, thôn thuộc Chương trình 135 tại Tuyên Quang và Bắc Giang” (gọi tắt là Dự án). Dự án được thực hiện trong 3 năm (2017-2019), với mô hình trồng bưởi Diễn hữu cơ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vĩ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc xung quanh dự án này.
Đầu tháng 2/2018, có dịp theo chân các cán bộ của đoàn trợ giúp pháp lý, thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Bình Định về xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh thực hiện TGPL cho người dân, mới thấy được người dân miền núi vẫn đang còn “đói” về kiến thức pháp luật.
Hiện nay, chính sách tín dụng ở khu vực nông thôn, miền núi còn nhiều bất cập, việc cung cấp tín dụng đến các hộ nghèo, hộ DTTS còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân khiến “tín dụng đen” hoành hành, gây nhiều hệ lụy.