Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giám sát thực hiện chính sách an sinh xã hội ở vùng DTTS và miền núi: Nhiều lỗ hổng

PV - 09:15, 23/04/2018

Bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào DTTS là giải pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân và góp phần ổn định chính trị xã hội. Tuy nhiên, hiện việc giám sát quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội còn có nhiều lỗ hổng rất lớn.

Tính đến nay, hệ thống các chính sách an sinh xã hội (ASXH) đối với đồng bào DTTS có thể xem là khá toàn diện, bao quát các lĩnh vực. Theo thống kê, hiện có 150 văn bản quy phạm pháp luật đang thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; trong đó có trên 100 chính sách trong lĩnh vực ASXH của Trung ương, ngoài ra các địa phương còn triển khai một số chính sách ASXH đặc thù.

Bảo đảm nước sinh hoạt hợp vệ sinh là một chính sách ASXH đang triển khai ở vùng DTTS và miền núi. Bảo đảm nước sinh hoạt hợp vệ sinh là một chính sách ASXH đang triển khai ở vùng DTTS và miền núi.

 

Hệ thống chính sách ASXH đã và đang hỗ trợ cải thiện mọi mặt cuộc sống của đồng bào DTTS, từ việc tiếp cận dịch vụ (giáo dục, y tế), cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất đến thúc đẩy sản xuất hàng hóa và liên kết thị trường, đào tạo nghề, tham gia thị trường lao động. Chính sách ASXH từ tập trung hỗ trợ trực tiếp (như chính sách trợ cước, trợ giá và cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu cho người dân vùng dân tộc và miền núi) chuyển sang vừa đầu tư phát triển vừa hỗ trợ trực tiếp cho người dân (như hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đời sống văn hóa của người dân và đào tạo cán bộ cơ sở, giảm nghèo, y tế, giáo dục, đào tạo nghề…).

Tuy nhiên, không ít chính sách ASXH trong quá trình triển khai đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Trong khi đó, do khâu giám sát việc thực hiện chính sách còn quá nhiều lỗ hổng nên những tồn tại, hạn chế này không được tháo gỡ kịp thời.

Mới đây (ngày 14/4), tại Lào Cai đã diễn ra Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử đối với thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội”. Tại buổi Tọa đàm, nhiều ý kiến đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế trong việc giám sát thực hiện chính sách ASXH trong thời gian qua.

Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc, có những chính sách ASXH chưa hiệu quả vì không cân đối được nguồn lực hoặc nguồn lực rất phân tán. Chẳng hạn như chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, địa phương rất nỗ lực triển khai nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra. Hay một số chính sách đã ban hành nhưng Trung ương chưa bố trí được kinh phí thực hiện, nếu dựa vào nguồn lực của riêng địa phương thì không thể làm được.

Ông Ngọc đồng thời cũng là đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai nên khi nhìn từ góc độ thực hiện chức năng giám sát, ông cho rằng, hiện có quá nhiều cái khó. Ông thẳng thắn thừa nhận, giám sát của HĐND tỉnh về ASXH còn ít, phương pháp giám sát chưa sâu.

Còn bà Hà Thị Thiệp, Trưởng ban Dân tộc-HĐND tỉnh Lào Cai thì cho rằng, việc giám sát của HĐND tỉnh hiệu quả hơn nhưng không thể “ôm xuể” vì nhân lực quá mỏng và thời gian có hạn. Một năm, HĐND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh chỉ có thể tiến hành khoảng 3-4 giám sát chuyên đề. Trong khi đó, hệ thống chính sách ASXH hiện nay rất nhiều, rất rộng. Thống kê hiện có hơn 100 chính sách ASXH của Trung ương và khoảng 50 chính sách của địa phương được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tại buổi Tọa đàm, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đã chia sẻ những khó khăn trong việc giám sát thực hiện chính sách ASXH. Ông “nói thật” rằng, dù hoạt động lâu năm trong lĩnh vực ASXH, cả ở “vai” điều hành thực thi chính sách và 3 nhiệm kỳ làm đại biểu Quốc hội, với “vai” lập pháp, giám sát, nhưng bản thân ông cũng không thể “thuộc” được hết các chính sách ASXH.

Đây là một trong những lý do để Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề xuất nghiên cứu một đề tài cấp quốc gia về “Nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về ASXH ở Việt Nam”. Mục tiêu của Đề tài này chính là hoàn thiện cơ sở lý luận và cung cấp các căn cứ thực tiễn cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về ASXH.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Chú trọng công tác giám sát trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chú trọng công tác giám sát trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai kịp thời các dự án, nội dung của Chương trình, các địa phương cũng đặc biệt chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của cộng đồng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư của Chương trình MTQG 1719.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).
Thủ tướng: Giữ vững độc lập, tự chủ, tránh đối đầu, đẩy mạnh đối thoại trong hội nhập

Thủ tướng: Giữ vững độc lập, tự chủ, tránh đối đầu, đẩy mạnh đối thoại trong hội nhập

Thời sự - PV - 2 phút trước
Chiều 8/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024.
Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Ngày 8/4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddinjon Ismailov.
Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Trang địa phương - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày 8/7, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Păh (Gia Lai) đã triển khai di dời nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya) để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình du lịch.
Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Du lịch - H. Phúc - 6 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 6 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có thông báo chính thức về việc di dời Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại số 86 đường Lê Duẩn, Tp. Quy Nhơn, để nhường đất triển khai dự án xây dựng Bảo tàng tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư lên đến 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Media - BDT - 6 giờ trước
Dân tộc Si La là một trong những DTTS rất ít người, cư trú ở miền núi phía Tây Bắc và chỉ sinh sống ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách cụ thể, người Si La đang nỗ lực duy trì, phát huy những nghi lễ, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Cúng bản là một trong những nghi lễ tín ngưỡng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Si La.
Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có chỗ ở kiên cố. Bộ Công an là đơn vị luôn đồng hành cùng các địa phương và đi đầu trong việc triển khai thực hiện chương trình từ hỗ trợ kinh phí đến huy động lực lượng cùng tham gia.
Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Media - BDT - 6 giờ trước
Cùng với xạ đen, nấm linh chi, nghệ vàng... xáo tam phân là dược liệu chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy cách sử dụng loại thảo dược này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 6 giờ trước
TP. Hồ Chí Minh hiện có trên 1.300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng kinh nghiệm của bản thân, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chí Minh là cánh tay nối dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng và đi đầu trong các phong trào yêu nước, Người có uy tín là nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.