Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghịch lý thiếu-thừa đất sản xuất

PV - 10:44, 18/07/2018

Trong khi nhiều hộ đồng bào DTTS thiếu đất canh tác thì hàng nghìn ha đất rừng đã được chính quyền địa phương giao cho các doanh nghiệp để triển khai các dự án trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, có không ít dự án được “vẽ” ra chỉ để “ôm” đất, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả.

Bài 3: “Kẻ ăn không hết, người lần không ra”

Thuê đất rồi bỏ hoang

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có hơn 1,236 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, chủ yếu tập trung ở 11 huyện thị phía Tây của tỉnh. Nhận thấy ưu thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp tại các địa phương này nên hơn 10 năm nay, UBND tỉnh Nghệ An đã khuyến khích doanh nghiệp triển khai các dự án trồng rừng kinh tế, khai thác và chế biến lâm sản. Hàng trăm nghìn ha đất rừng đã cho doanh nghiệp thuê; tuy nhiên trong đó có không ít dự án “ma” được thiết kế chỉ để “ôm” đất rừng.

đất sản xuất Ở nhiều địa phương miền núi, việc người dân phải tranh thủ canh tác trên đất đã được quy hoạch cho doanh nghiệp không phải là chuyện hiếm. (Ảnh minh họa)

Đầu tiên phải kể đến diện tích đất rừng ở huyện Quế Phong được giao cho Công ty TNHH Thanh Thành Đạt (có địa chỉ tại số 34 đường Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh) để thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu. Từ năm 2011-2013, Công ty này được UBND tỉnh Nghệ An quy hoạch cho thuê hơn 2.860ha ở 3 xã thuộc huyện Quế Phong (trong đó xã Nậm Giải 768ha, xã Quang Phong 1.238ha và xã Nậm Nhoóng 853ha). Tuy nhiên, đến nay Công ty chỉ mới trồng được khoảng 150ha rừng sản xuất; số diện tích còn lại phía Công ty để hoang, hoặc đang tiến hành xây dựng quy hoạch để triển khai trồng mới.

Cũng liên quan đến việc cho thuê đất rừng ở huyện Quế Phong, năm 2011, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có loạt bài điều tra về “đường vào rừng Cắm Muộn” của Công ty TNHH Innov Green Nghệ An (có trụ sở tại số 47 Lê Hồng Phong, TP. Vinh). Theo đó, tháng 2/2009, Công ty này đã nộp hồ sơ xin thuê đất tại Cắm Muộn để trồng rừng nguyên liệu. Sau quá trình thẩm định chóng vánh, ngày 25/5/2009, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 180/QĐ-UBND cho Công ty này thuê gần 800ha rừng; thời hạn cho thuê là 50 năm (từ ngày 28/5/2009 đến ngày 25/6/2057); giá thuê đất là 500 đồng/m2

Đến tháng 7/2009, Công ty TNHH Innov Green Nghệ An tiếp tục được cho thuê thêm hơn 669ha đất rừng ở Cắm Muộn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Quế Phong, Công ty TNHH Innov Green Nghệ An còn được thuê 1.894ha tại xã Đồng Văn, 1.355ha tại xã Quang Phong, 1.290ha tại xã Tiền Phong. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một báo cáo chính thức nào về kết quả triển khai dự án trồng rừng nguyên liệu của công ty này.

Cũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính và bất động sản Việt (có địa chỉ tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được UBND tỉnh quy hoạch cho thuê 1.804,3ha tại địa bàn 8 xã của huyện Con Cuông để trồng rừng. Diện tích này được giao từ năm 2012, nhưng đến nay Công ty này vẫn chưa triển khai dự án. Lạ lùng là, đầu năm 2016, Công ty này tiếp tục được UBND tỉnh quy hoạch hơn 3.642ha đất lâm nghiệp tại huyện Quế Phong để trồng rừng (!).

Dân thiếu đất sản xuất

Được biết, trong nhiều cuộc tiếp xúc, cử tri các xã có đất cho doanh nghiệp thuê nhưng bỏ hoang đã kiến nghị đại biểu HĐND tỉnh cần đề nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi để giao lại cho người dân sản xuất. Mới đây nhất, ngày 13/7/2018, tại cuộc họp báo trước Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021, vấn đề này tiếp tục được các cơ quan báo chí đặt câu hỏi với đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An.

Tại buổi họp báo này, ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An thừa nhận, trước đây, do nhu cầu thu hút đầu tư nên tỉnh đã có sự dễ dãi trong thu hút, dẫn đến có những chủ đầu tư không đủ tiềm lực, nhận đất nhưng trong nhiều năm không triển khai. Để khắc phục vấn đề này, những năm gần đây, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt để rà soát, thu hồi hơn 100 dự án mà các nhà đầu tư không có năng lực để chuyển cho các nhà đầu tư khác.

Thực tế, không chỉ riêng Nghệ An, tình trạng “dễ dãi” cho doanh nghiệp thuê đất rừng rồi bỏ hoang không phải là hiếm ở những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp. Như ở Kon Tum, thời gian qua, hàng chục hộ dân ở thôn Kon Kôm, xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) bức xúc về việc thiếu đất sản xuất, trong khi Công ty TNHH một thành viên nguyên liệu giấy miền Nam lại đang bỏ hoang hơn 1.000ha đất.

Hay ở tỉnh Bắc Kạn, năm 2009, UBND tỉnh đã cắt hơn 2.300ha rừng sản xuất và đất lâm nghiệp của Lâm trường Chợ Mới để giao cho Công ty Cổ phần Sahabak nhưng diện tích đất rừng này cũng không được khai thác mà bỏ hoang. Còn ở Quảng Ngãi, theo kết quả giám sát của HĐND tỉnh, giai đoạn 2009-2013, tại hai huyện Ba Tơ và Trà Bồng, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã giao giao hơn 20.300ha rừng và đất rừng cho 7 doanh nghiệp sử dụng nhưng có gần 7.400ha để đất hoang hóa…

Không khó để tìm kiếm dữ liệu về những trường hợp doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất rừng triển khai dự án nhưng bỏ hoang, không sử dụng ở hầu khắp các địa phương có thế mạnh về rừng. Diện tích đất rừng bị bỏ hoang lên đến hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn ha. Trong khi đó, rất nhiều hộ đồng bào DTTS, bao đời gắn bó với rừng lại thiếu đất sản xuất.

Ngay tại huyện Quế Phong của tỉnh Nghệ An, chỉ với 3 doanh nghiệp thuê đất dẫn chứng ở trên, diện tích đất rừng cho thuê nhưng bỏ hoang đã lên tới con số hàng nghìn ha. Và, theo thống kê, toàn huyện này hiện còn hơn 3 nghìn hộ-chủ yếu là đồng bào DTTS, thiếu đất sản xuất trầm trọng.

Đây là một nghịch lý, đồng thời cũng là “điểm nghẽn” khi triển khai chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất thời gian qua. Dù đất rừng bỏ hoang là không hề ít, nhưng do đã có… quy hoạch nên hầu hết các địa phương đều “kêu” không còn quỹ đất để bố trí. Bởi vậy, nguồn lực của một số chính sách hỗ trợ cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS bị “đóng băng”, không thể giải ngân. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

Thực tế, không chỉ riêng Nghệ An, tình trạng “dễ dãi” cho doanh nghiệp thuê đất rừng rồi bỏ hoang không phải là hiếm ở những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp. Như ở Kon Tum, thời gian qua, hàng chục hộ dân ở thôn Kon Kôm, xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) bức xúc về việc thiếu đất sản xuất, trong khi Công ty TNHH một thành viên nguyên liệu giấy miền Nam lại đang bỏ hoang hơn 1.000ha đất.

SỸ HÀO

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Vòng xoang kết nối cộng đồng

Vòng xoang kết nối cộng đồng

Media - BDT - 12 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Vòng xoang kết nối cộng đồng. Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2.000 năm tuổi . Trưởng buôn Y Taih Priêng tận tụy với buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thêm nhịp cầu nối những bờ vui

Thêm nhịp cầu nối những bờ vui

Nhịp cầu nhân ái - Minh Đức - 26 phút trước
Ngày 2/4, tại xã Đồng Tiến (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang), Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Hà Giang đã phối hợp Huyện đoàn Bắc Quang, chính quyền xã Đồng Tiến và các nhà tài trợ tổ chức khánh thành công trình xây dựng cầu dân sinh Dr. Thành Sơn 10, tại thôn Cổng Đá.
Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 38 phút trước
Bộ trưởng Bộ Công an vừa có khen thưởng đột xuất các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam tham gia phá vụ án người chồng sát hại vợ, rồi phi tang thi thể nạn nhân.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.