Du lịch cộng đồng tại Việt Nam được nhiều chuyên gia du lịch đánh giá là “mỏ vàng”, hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch và người dân tại các địa phương. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, cần có định hướng, kế hoạch phát triển bài bản, nâng cấp cơ sở hạ tầng và có chính sách phù hợp hỗ trợ người dân phát triển du lịch một cách bền vững…
Là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm), những tập tục, văn hoá của đồng bào Ba Na đã ngấm vào Nghệ nhân ưu tú Yang Danh như một phần máu thịt. Đây cũng là lý do mà mấy chục năm qua, ông dành phần lớn thời gian, tâm huyết của mình cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Ba Na Kriêm ở Bình Ðịnh...
Cứ mỗi độ tháng 3, cây hoa gạo song sinh bên bờ sông Thương (Thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) lại khoe sắc, thu hút đông đảo mọi người tới chụp ảnh…
Vừa qua tại Moskva, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức lễ ra mắt sách “70 năm chặng đường vẻ vang quan hệ Việt Nam – Nga” do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh biên soạn.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ miễn 100% phí tham quan đối với công dân khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế trong các ngày 6-8/3/2021.
“Các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng đã mang niềm vui về cho bà con dân bản, ai cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản chung, cùng nhau phát triển sản xuất” - đó là chia sẻ của anh Lò Văn Toán, Trưởng thôn Nà Pồng, xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La khi nói về hiệu quả của Chương trình 135 đối với sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của địa phương.
Trong tháng 3/2021, nhân các ngày kỷ niệm: Quốc tế phụ nữ 8/3, Quốc tế hạnh phúc 20/3, thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức các hoạt động với chủ đề “Mùa xuân nho nhỏ”, diễn ra từ ngày 1 đến 31/3.
Văn hóa Chăm, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo cùng hệ thống kiến trúc đền tháp đang trở thành sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách đến với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định...
Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách và tạo ra những thay đổi tích cực để tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế, nhưng trên thực tế, ngành y tế, nhất là y tế ở vùng sâu vùng xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển cả về nhân lực, vật lực dẫn đến những hạn chế trong chăm sóc sức khỏe của người dân.
Múa trống là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Giáy ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác, nghệ thuật múa trống của người Giáy đang đứng trước nguy cơ bị mai một trong xu thế hội nhập và phát triển.
Mặc dù đã chọn Bà Rịa – Vũng Tàu làm nơi sinh sống suốt 30 năm qua, nhưng trong từng tác phẩm, trong từng hoạt động nghệ thuật của mình, họa sĩ Nông Cao Thanh đều nặng lòng với văn hóa Tày và quê hương Cao Bằng nơi anh sinh ra. Anh còn là người luôn tích cực trong việc kết nối cộng đồng người Tày sinh sống tại Bà Rịa- Vũng Tàu.
Những năm qua, với việc triển khai hiệu quả Chương trình 135, vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh Vĩnh Phúc đã ngày càng khởi sắc. Hàng nghìn hộ dân đã được hưởng lợi, tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng no ấm…
Để ngăn chặn tín dụng đen, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan pháp luật, thì hệ thống các ngân hàng nhà nước, thương mại cần có những giải pháp linh hoạt, nhất là xây dựng được cơ chế và cải tiến thủ tục, mở rộng đối tượng cho vay phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Bản Dộ - Tà Vờng là một trong ba bản thuộc vùng Lòm của xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nằm dọc theo đường biên giới với nước bạn Lào. Từ những lợi thế cảnh quan hữu tình và những di sản văn hóa truyền thống vẫn được đồng bào Chứt bảo tồn khá nguyên vẹn, bản Dộ - Tà Vờng đang được huyện Minh Hóa chọn xây dựng bản nông thôn mới và kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Ông YBi Êban (tên thường gọi là Ma Lô), dân tộc Ê Đê ở buôn Đung B, xã Ea Khal, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn tích cực tham gia công tác xã hội, giúp đỡ nhiều người khó khăn trong buôn vươn lên trong cuộc sống. Với phương châm "nói đi đôi với làm", nhờ đó ông luôn được bà con trong buôn kính trọng, noi gương.
Phú Yên có hơn 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, như: Kinh, Chăm, Ba Na, Ê Đê, Tày, Nùng...; cùng với vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh, bản sắc riêng của mỗi dân tộc, đã tạo ra những giá trị văn hóa đa dạng và độc đáo cho vùng đất này. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, những năm qua, tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều giải pháp, mang lại những hiệu quả tích cực, qua đó góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS&MN giai đoạn 2017-2020, theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, trong năm 2020, tỉnh Hòa Bình đã giải ngân gần 25 tỷ đồng để hỗ trợ nước sinh hoạt, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ vay vốn tín dụng cho hộ đồng bào DTTS nghèo. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh.
Lễ cấp sắc dành cho thầy tào bắt đầu mới vào nghề là một nghi lễ quan trọng để công nhận một người bình thường trở thành một thầy tào thực thụ. Thầy tào có vai trò chủ trì các nghi lễ tâm linh trong đời sống của người dân tộc Tày, Nùng và có từ rất lâu đời. Tuy nhiên đây là một nghề rất “kén người”, chỉ được truyền trong dòng họ hoặc những ai có duyên mới có thể theo nghề.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại những địa bàn khó khăn, vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ở tuyến cơ sở đến nay vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của Nhân dân đang ngày càng cao...
Những năm gần đây, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) được tỉnh và các cấp ngành đánh giá, công nhận là địa phương điển hình trong thực hiện phong trào tiết kiệm theo gương Bác. Thông qua việc phát động, triển khai các mô hình, Cư M’gar đã tiết kiệm nhiều tỉ đồng để xây dựng nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ con giống cho hộ có hoàn cảnh khó khăn; xây nhà vệ sinh cho các trường học vùng sâu.