Đến nay, đã hơn 1 tuần toàn tỉnh Tây Ninh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đa phần người dân các địa phương thực hiện nghiêm, trong đó có vùng đồng bào DTTS. Tại ấp Hội Thanh, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, đồng bào dân tộc Chăm, từ người lớn, trẻ em đều đeo khẩu trang khi ra ngoài, việc qua lại giữa các gia đình hạn chế rất nhiều so với trước đây.
Huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ) có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, nên văn hóa truyền thống của người Mường trong huyện có nhiều sắc thái đặc trưng, đan xen và giao thoa rõ nét. Bản sắc văn hóa của dân tộc Mường từ những ngôi nhà sàn, trang phục, ẩm thực, tiếng nói, nhạc cụ, nghệ thuật trình diễn dân gian đến công cụ lao động sản xuất... còn được lưu giữ và phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng đã có tác động tích cực, lan tỏa trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Từ đó, tạo thêm động lực, sinh khí mới giúp xã đẩy mạnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Nếu tính về tuổi xã hội, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) được ví như người em út. Họ được Đảng, Nhà nước “chăm sóc” nhiều hơn trong quá trình hòa nhập cộng đồng. Đến nay, người Rục đã rời hang đá hơn 60 năm, nhưng họ có 1 thập kỷ được đánh giá là bứt phá ngoạn mục, khi đã làm chủ cánh đồng, biết chăn nuôi, trồng rừng để vươn lên…
Thời gian qua, người dân xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ (Bình Định), phản ánh tới chính quyền địa phương cùng cơ quan báo chí về việc khu rừng phòng hộ ven biển ở địa phương này đang bị xâm hại nghiêm trọng. Đặc biệt, thời gian gần đây, dự án điện mặt trời ngang nhiên xâm lấn, san ủi nhiều diện tích rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ quản lý, bảo vệ.
Mặc dù tỉnh Đồng Nai đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho đồng bào DTTS trong tỉnh đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, nhưng với diễn biến kéo dài và phức tạp của đại dịch, đời sống của bà con đang đứng trước rất nhiều khó khăn.
Nhằm hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.
Với nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) kịp thời và phù hợp, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đã tiến hành triển khai nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho bà con các dân tộc trên địa bàn trong những năm qua.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có mưa lớn trên diện rộng, gây ngập lụt cục. Một số xã, thị trấn như: Quỳnh Lâm, Quỳnh Hồng, thị trấn Cầu Giát... Đến sáng 28/9, vẫn còn gần 1.000 hộ dân đang bị ngập lụt, nhiều khu dân cư đang cô lập. Chính quyền địa phương đang dồn sức để khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân.
Yên Bái có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, với bức tranh văn hóa nhiều màu sắc. Những năm qua, bằng nhiều nỗ lực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương và đồng bào các dân tộc, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả, qua đó góp phần nâng đời sống văn hóa tinh thần, vật chất cho đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 khiến đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi gặp không ít khó khăn. Được sự quan tâm, động viên của cấp ủy, chính quyền các cấp, bà con đang dần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất. Các chương trình, chính sách dân tộc được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Mô hình “Dòng họ Rmah tự quản” ở xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa (Gia Lai) đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương và được chính quyền địa phương nhân rộng.
Nhiều buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, việc đầu tư thiết bị điện tử, điện thoại thông minh, máy tính… để cho con học trực tuyến vô cùng khó. Vì vậy, ngành Giáo dục Đắk Lắk đang nỗ lực triển khai các phương án dạy học phù hợp với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS chưa thể trang bị phương tiện học online.
Nhờ mạnh dạn vay vốn nuôi bò 3B, Y Nem sinh năm 1993, người dân tộc Ê Đê ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã thoát nghèo. Từ đây mở ra hướng lập nghiệp mới cho nhiều thanh niên DTTS.
Một diện tích lớn rừng tự nhiên tại Khu di tích lịch sử Hội trường Mùa Xuân, xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, bị các đối tượng ngang nhiên hủy hoại. Ngoài việc chặt hạ cây rừng tự nhiên, lấn chiếm đất để trồng keo, nhiều cây gỗ lớn cũng bị cưa hạ để lấy gỗ. Tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, nhưng các cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn.
Là tỉnh khó khăn nhất vùng Tây Bắc, trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, giáo dục Lai Châu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã đạt nông thôn mới (NTM) là xã vùng I, đồng nghĩa với việc năm học 2021-2022, có khoảng 17 nghìn học sinh ở các xã đã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu không còn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, bước đầu sẽ gặp khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân mà những ngày qua, có rất nhiều học sinh, trong đó phần lớn là học sinh dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè đã không đến trường...
Hiện nay, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cơ bản đã được kiểm soát, một số hoạt động dịch vụ, du lịch, kinh doanh buôn bán của người dân được hoạt động trở lại. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Khánh Hòa (Ban Chỉ đạo tỉnh), vừa có công văn hướng dẫn “Thực hiện tạm thời về biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Đây là tín hiệu vui cho toàn thể cán bộ và Nhân dân trong tỉnh Khánh Hòa.
Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Yên Bái không có ca F0 nào khởi phát, hoặc lây nhiễm trong cộng đồng. Để có được kết quả này, tỉnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch, trong đó, việc siết chặt quản lý, giám sát tại các “cửa ngõ” tiếp nối với các tỉnh khác được chú trọng.
Trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, linh hoạt sáng tạo thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở các huyện miền núi Thanh Hóa, vai trò của Người có uy tín đã được phát huy. Bằng trách nhiệm và uy tín của mình, họ chủ động "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để tuyên truyền, vận động cho bà con DTTS chấp hành tốt các biện pháp phòng dịch.