Danh thắng quốc gia Kim Sơn, xã Vĩnh An (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được ví như “tuyệt tình cốc” của xứ Thanh đang bị xâm hại nghiêm trọng. Điều khó hiểu là hàng loạt công trình hoành tráng, được xây dựng “chui” trong một thời gian dài nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu, mặc dù danh thắng chỉ cách UBND xã chưa đầy 1 km.
Năm 2014, xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) được phê duyệt tổng kinh phí gần 7,2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho Nhân dân trên địa bàn. Nhưng đến nay, dù đã giải ngân hơn 3 tỷ đồng, trạm bơm vẫn dang dở, còn người dân thì thiếu nước sinh hoạt, sản xuất trầm trọng.
Báo Dân tộc và Phát triển số 1584, ra ngày 3/1/2020 có đăng tải bài viết Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Đất đang tranh chấp vẫn được cấp sổ đỏ. Bài viết phản ánh, đơn thư của bà Ma Thị Bắc, dân tộc Tày, thôn Thôm Bưa, xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phản ánh về việc thửa đất lâm nghiệp của gia đình bà đang tranh chấp với gia đình ông Quan Văn Nhung chưa giải quyết xong, thì UBND huyện bất ngờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho gia đình ông Nhung.
Đất không cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), hoặc đất cấp trong sổ không giống như thực tế, đất không có giấy tờ; một bộ phận người dân còn thiếu hiểu biết, thờ ơ với việc đăng ký cấp sổ đỏ… là thực trạng ở nhiều địa phương vùng cao của tỉnh Điện Biên, kéo dài trong nhiều năm, không chỉ khiến tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây mất an ninh trật tự mà còn dẫn đến các vụ án đau lòng.
Theo phản ánh của nhiều lao động đã tham gia các lớp đào tạo nghề theo Đề án 1956 trên địa bàn huyện Quan Hóa, các khóa học đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, trong quá trình triển khai, số tiền Nhà nước hỗ trợ cho người lao động đã không đến được tay họ một cách đầy đủ.
Lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý của chính quyền địa phương, thời gian gần đây, nhiều người dân ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã san lấp một diện tích lớn mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên đầm Thị Nại để xây dựng nhà cửa.
Trong khi dịch bệnh Covid-19 chưa đi qua, ngành Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đối diện với dịch cúm gia cầm, gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Thực trạng này cũng đòi hỏi các cấp ngành phải vào cuộc, đồng hành cùng người nông dân cả nước.
Theo Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thời điểm này, nhiều diện tích rừng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước nguy cơ cháy rất cao. Trong khi đó, nguồn nước phòng chống cháy rừng đang dần cạn kiệt.
Những năm qua, người dân tử vong thương tâm vì bệnh dại vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều buôn làng vùng sâu ở Tây Nguyên. Vậy nhưng, người dân vẫn chủ quan, không chú trọng nuôi nhốt, tiêm phòng vật nuôi.
Vì thiếu đất sản xuất nên người dân phải lấn chiếm, chặt phá rừng để có đất canh tác. Trong khi đó, công ty lâm nghiệp dù đã thực hiện bàn giao hàng nghìn ha đất không sử dụng cho địa phương, nhưng chỉ mới là bàn giao trên giấy tờ, nên chính quyền địa phương rất lúng túng trong giải quyết đất sản xuất (ĐSX) cho người dân?!.
Nhiều giải pháp, chế tài xử phạt mạnh mẽ được ban hành và chỉ đạo xuống từng địa phương nhằm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng khai thác gỗ trái phép tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang diễn ra phức tạp. Chỉ tính trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ phá rừng quy mô lớn.
Gần 10 năm sinh sống trên đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), gia đình ông Mạc Vương Tuyên, thôn Bình Khê, xã Ninh Nhất, TP. Ninh Bình (Ninh Bình) bất ngờ phát hiện thửa đất của mình đã bị chỉnh lý trên trích lục bản đồ. Trong phần chỉnh lý đó, bỗng nhiên xuất hiện một “con đường ma” đi thẳng vào đất của người nhà Chủ tịch UBND xã?!.
Trước diễn biến bất thường của dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19, nếu các doanh nghiệp không kịp thời chuyển hướng thì hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều bất lợi. Do đó, việc xây dựng kịch bản để ứng phó là hết sức cần thiết.
Thông báo Kết luận số 2376/TB-TTCP ngày 31/12/2019 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật về môi trường, đất đai, khoáng sản và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã để xảy ra nhiều sai phạm. Thủ tướng Chính phủ đã giao TTCP theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc xử lý sau thanh tra; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2/2020.
Qua thanh tra, Bộ Nội vụ đã phát hiện làm rõ nhiều sai sót trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức, tuyển dụng công chức, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý và việc ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính nhà nước của UBND tỉnh Phú Thọ, giai đoạn từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/7/2019.
Mặc dù phải làm việc ở lĩnh vực rất nhạy cảm là điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Methadone với cường độ làm việc cao, nhưng những cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực này ở tuyến cơ sở không có chế độ đãi ngộ nào và mức lương được hưởng còn rất thấp.
Theo dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa khô năm 2019 - 2020, dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Trong một số thời điểm, ranh mặn trên các sông có khả năng xâm nhập tương đương mùa khô năm 2015 - 2016. Dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL trong tháng 2 và tháng 3 thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Mực nước tại Biển Hồ (Campuchia) ở mức thấp, khả năng bổ sung nước cho ĐBSCL khan hiếm.
Những ngày qua, dư luận xã hội đã lên án mạnh mẽ trước những hành vi của một số cá nhân, công ty có hành vi thiếu ý thức hoặc trục lợi từ dịch bệnh virus corona như đăng tin bịa đặt gây hoang mang dư luận, hay bán khẩu trang tăng giá… Tuy nhiên, trong bối cảnh cả nước đang tập trung phòng chống dịch bệnh, có rất nhiều người dân, doanh nghiệp có hành động đẹp chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.
Do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV), nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam bị ùn ứ vì không xuất khẩu được sang Trung Quốc. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang khẩn trương tìm giải pháp cho vấn đề này.
Thời gian vừa qua, Thanh tra tỉnh Hòa Bình đã vào cuộc phát hiện, làm rõ các dự án trên địa bàn huyện Kim Bôi nhiều năm không tiến hành đầu tư, hoặc đầu tư rất chậm chạp.