Hơn 3 năm xây dựng “Tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị cây atisô”, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) xã vùng sâu Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó, có thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Sau một thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 18/10, học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS) ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã đến trường học trực tiếp với sự phấn khởi, háo hức.
Là địa phương nằm trong vùng tâm dịch, bị ảnh hưởng nặng nề nhiều mặt, song mọi sự trợ giúp về an sinh xã hội, hỗ trợ cuộc sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS luôn được chính quyền TP. Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm ưu tiên quan tâm, với nhiều hoạt động thiết thực trong thời gian qua .
Trong những ngày này, với không khí thi đua chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng đã đóng góp tiền, công sức và thực phẩm để cùng tổ chức nấu ăn, hỗ trợ cho lao động ngoài tỉnh vừa trở về tránh dịch tại các khu cách ly.
Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp, tuy nhiên tại một số địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng Bình, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tạo ra rào cản phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tôn giáo ngày càng tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước như xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ấp, khu phố không có tệ nạn xã hội…
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, nên ngay trong giữa mùa dịch, tỉnh Đắk Nông vẫn thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến đầu tư ở nhiều lĩnh vực, tạo đà phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tại một đô thị đông dân như TP. Hồ Chí Minh, với rất nhiều thành phần xã hội sinh sống và làm việc, thì tình trạng nhiều người lang thang, cơ nhỡ, vô gia cư, xin ăn tập trung luôn là một vấn đề khó giải quyết. Tuy nhiên trong tình hình mới, khi Thành phố đang vừa phục hồi đời sống kinh tế, vừa phòng chống dịch Covid-19, thì vấn đề này cũng đang cần những giải pháp hữu hiệu hơn.
Để từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đã vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện cuộc sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm từ 70% (năm 2018) xuống còn 50% (cuối năm 2020).
Xuất phát từ một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều cây trồng hàng hóa, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Thời gian gần đây, bà con nông dân ở các địa phương đang phá bỏ một số cây trồng từng được xác định là hàng hóa, tìm các loại cây trồng khác thay thế với hy vọng có thu nhập.
Việc thay đổi giống lúa Khang dân hay Bao thai, cũng như một số tập quán canh tác quen thuộc của đồng bào vùng cao là không dễ, nhưng không phải không thực hiện được.
Dự án Nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng, đóng tại Cụm công nghiệp Bãi Bùi, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa). Mặc dù chưa đủ thủ tục pháp lý, nhưng doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên xây dựng. Đáng chú ý là, theo ý kiến của doanh nghiệp này, thì do chính quyền gây khó nên doanh nghiệp chưa thực hiện đủ thủ tục pháp lý?
Tận dụng lợi thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, Hoà Bình đang mở cửa đón làn sóng đầu tư. Với sự cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư (NĐT) tiềm năng đã đến với Hoà Bình, tạo ra diện mạo mới cho nền kinh tế tỉnh.
Thời gian qua, đã có hàng trăm ngàn người lao động trở về Thanh Hóa từ các tỉnh, thành trong cả nước do dịch Covid-19. Để giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho công dân hồi hương, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ việc làm và vốn vay cho những người gặp khó khăn khi hồi hương tránh dịch.
Chuỗi liên kết tạo ra tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, an toàn cho người nông dân cũng như các đơn vị tiêu thụ. Qua 5 năm triển khai (từ 2016 đến nay), tỉnh Quảng Ninh tạo ra được 20 chuỗi liên kết, với 59 sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, số lượng chuỗi liên kết này còn ít so với quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cùng với đó là sự dễ đứt gãy do thiếu sự ràng buộc giữa các bên tham gia.
Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác dân tộc. Hiện nay, tỉnh Sơn La đã chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Trung Dũng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La xung quanh nội dung này.
Hiện nay, ở một số địa bàn của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn rất nhiều hộ dân chưa mặn mà với việc sử dụng nguồn nước máy và giữ thói quen sử dụng nước giếng khoan, nước khe… Trên thực tế, không ít nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe của con người.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 30 hợp tác xã (HTX) đã ngừng hoạt động, chỉ tồn tại “trên giấy”. Theo quy định trong Luật HTX năm 2012, thì các HTX ngừng hoạt động đều phải giải thể. Việc chưa giải thể được các HTX không còn hoạt động không những chưa đúng quy định của Luật, mà còn làm mất đi sự tin tưởng của nông dân về mô hình HTX kiểu mới.
Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều bài viết cảnh báo những tác động xấu của các dự án điện gió ở Quảng Trị. Nay, hệ lụy ấy đã thành hiện thực, khi dưới chân những trụ điện gió là các bản làng, là công trình dân sinh đang đối mặt với nỗi lo bị sạt lở. Hiện tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho cuộc sống người dân từ các dự án năng lượng này.
Nhân dịp tháng khuyến học Việt Nam, Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Hóa và các nhà hảo tâm vừa bàn giao công trình 2 lớp học cho trường Mầm non Thành Sơn, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa).