Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Tây Ninh: Công tác “dân vận khéo” trong đồng bào DTTS, tôn giáo góp phần phát triển kinh tế - xã hội

PV - 17:35, 18/10/2021

Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tôn giáo ngày càng tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước như xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ấp, khu phố không có tệ nạn xã hội…

Ông Phạm Hùng Thái - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh nhân dịp Đại lễ Hội yến Diêu Trì cung năm 2021
Ông Phạm Hùng Thái - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh nhân dịp Đại lễ Hội yến Diêu Trì cung năm 2021

Tây Ninh có dân số khoảng 1,2 triệu người, có 22 dân tộc, với hơn 5.127 hộ và 19.648 nhân khẩu, chiếm 1,69% dân số; có 8 tôn giáo với khoảng 808.396 tín đồ, chiếm tỷ lệ 69% dân số, là nơi đặt Tổ đình Trung ương Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh.

Bên cạnh đó, Tây Ninh còn là tỉnh có đường biên giới dài 240km giáp với 3 tỉnh Svay Rieng, Tbong Khmum và Prey Veng của Vương quốc Campuchia và nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, công tác dân vận, đặc biệt là trong đồng bào DTTS, tôn giáo được cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp thường xuyên quan tâm và thực hiện hiệu quả.

Với vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp các ngành liên quan tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống của đồng bào DTTS, tôn giáo; giới thiệu một số chức sắc lãnh đạo tiêu biểu trong các tôn giáo, DTTS tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp, tham gia làm thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, phát triển đoàn viên, hội viên làm hạt nhân trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Hằng năm, Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các ngành liên quan ra quân làm công tác dân vận, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương; tổ chức họp mặt già làng, người tiêu biểu trong các DTTS, các tôn giáo định kỳ 2 lần/năm; tổ chức tham quan, về nguồn; thăm hỏi, chúc mừng nhân các dịp lễ trọng; định kỳ mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, cập nhật các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào DTTS, tôn giáo.

Đồng bào DTTS, tôn giáo ngày càng tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước như: Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ấp, khu phố không có tệ nạn xã hội; xây dựng cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương; cùng với cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội ở địa phương.

Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng bào DTTS, các tổ chức tôn giáo luôn chấp hành nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ, UBND tỉnh và các ngành liên quan về việc không sinh hoạt tôn giáo tập trung, đặc biệt là việc giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch do ngành Y tế khuyến cáo; các tổ chức tôn giáo đã vận động quyên góp được hơn 5,4 tỷ đồng, góp phần vào thành công của tỉnh trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

Các ngành chức năng đã đề nghị UBND tỉnh kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên các vị chức sắc, già làng, Người uy tín có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, công tác an sinh xã hội và công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Những kết quả nêu trên đã thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; sự đồng thuận của đồng bào DTTS, tôn giáo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và ổn định các mặt đời sống của nhân dân, các giai tầng, đồng bào DTTS, tôn giáo của tỉnh.

Hiện nay, công tác “dân vận khéo” không còn là của một ngành, một lĩnh vực mà là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, do cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo; trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, những người mang sứ mệnh “phụng sự nhân dân” và sự đồng lòng của các giai tầng trong xã hội, đồng bào DTTS, tôn giáo để tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn chúng ta: “Nước phải lấy dân làm gốc, lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 2 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 3 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 3 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.