Đêm ngày 4/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần Thương (xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần Xuân Quý Mão năm 2023.
Khi hạt thóc đã về kho, những cánh chim Cơ Tia, C’rao sải cánh giữa đại ngàn, hoa Pơ lang thắp lửa giữa nền trời xanh thẳm... mùa lữ hành đã đến. Già trẻ, gái trai ở các buôn làng Tây Nguyên hẹn hò “đi xuôi” chơi chợ. Họ thích thú rảo theo những cung đường mòn song song các dãy núi, gùi trên lưng và xà gạc cầm tay, du hành về phía biển, mang sản vật của miền Thượng đổi lấy vị mặn của biển khơi. Và, trên những cung đường “hạt muối năm xưa” ấy, đã nảy nở những thâm tình.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện các nội dung của luật. Nhờ đó, chất lượng tổ chức thi hành pháp luật ở cơ sở từng bước được nâng lên.
Vốn chỉ được dùng để đan chiếu sính lễ trong đám cưới truyền thống, sợi cây A’anh chác đang được khảo sát thử nghiệm, hướng tới việc làm một số sản phẩm hàng thủ công phục vụ du lịch…
Theo những con đường nho nhỏ, quanh co nở đầy hoa mào gà đỏ, chúng tôi đến ăn Tết với bà con các bản dân tộc Lào. Đồng bào dân tộc Lào hiện vẫn lưu giữ được các giá trị văn hóa truyền thống, hình thành nên bản sắc riêng trong điều kiện giao lưu, hòa nhập cùng các dân tộc anh em.
Đến các xã vùng cao thuộc các huyện: Nguyên Bình, Hòa An, Hà Quảng… trong tiết Xuân ấm áp, xa xa những nương ngô, lạc xanh mơn mởn là những công trình điện, đường, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng… Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong tỉnh từng bước ổn định và phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, diện mạo vùng DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.
Sáng 2/2/2023, tức ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão, UBND phường Đoàn Kết, Tp. Lai Châu đã tổ chức Khai hội Đền thờ Vua Lê Lợi.
Những ngày đầu Xuân, khi mưa bụi vẫn còn lấm tấm trên mầm non vừa nhú, người dân xã Liên Minh, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) lại tưng bừng mổ lợn, gói bánh chưng để tổ chức ăn “Tết lại”.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo đó, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Được xem là ngày hội quan trọng của đồng bào DTTS và miền núi phía Bắc đang định cư trên đất Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, nên dịp đầu Xuân năm mới, dù ai đi làm ăn xa hay bận rộn cũng đều gác lại mọi việc, nô nức về Cư Êwi tham gia Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc.
Lễ hội Lồng Tồng và cuộc thi cấy lúa đầu năm mới là nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An. Tham dự cuộc thi, những người phụ nữ Thái được thể hiện tài năng cấy lúa của mình.
Khi tiết trời dần se lạnh, những cơn gió hanh hao thi nhau mơn trớn, lay động những bụi hoa cúc quỳ vàng rực rỡ, ấy cũng là dấu hiệu của một mùa Xuân mới đã đến với mọi người, mọi nhà. Ở thôn Tê Rông, xã Văn Lem, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, trong thời điểm chộn rộn, háo hức ấy, dưới mái nhà rông của làng, hàng chục bạn trẻ vẫn say sưa tập luyện. Tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã, ngân vang.
Sau khi Chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu) được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long, không ít ý kiến cho rằng, Bạc Liêu có nhiều lợi thế để xây dựng sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer. Sớm làm được điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho du lịch của tỉnh Bạc Liêu, cũng như bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
Từ xa xưa, đồng bào Cơ Ho ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã có truyền thống sản xuất lúa đồi, hay còn gọi là lúa rẫy. Đối với họ, lúa rẫy không chỉ đơn thuần là cây lương thực để duy trì cuộc sống, mà nó còn ẩn chứa một nét đẹp văn hóa cần phải giữ gìn.
Là địa phương có gần 70% dân số là đồng bào DTTS, huyện Lạc Dương luôn quan tâm đến công tác và chính sách dân tộc. Thông qua thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, đời sống đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên.
Ở các bản làng biên giới xa xôi trên dọc dài dãy Trường Sơn hùng vĩ… những mũi vắc xin phòng Covid-19 đến được với đồng bào DTTS là rất nhiều nỗ lực của những “chiến sĩ áo trắng” ngành Y tế Quảng Bình.
Xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước có gần 51,6% dân cư là đồng bào DTTS, chủ yếu là người Tày, Nùng di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào sinh sống. Họ mang theo những nét văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa, tinh thần ở khu dân cư. Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Tân Hòa chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Tày, Nùng để gìn giữ cho thế hệ mai sau.
Lục Ngạn (Bắc Giang) là “thủ phủ trái cây” ở miền Bắc với nhiều loại trái ngọt nức tiếng. Nơi đây còn được biết đến là nơi lưu giữ những điệu then say đắm lòng người, để rồi những ai khi đặt chân đến luôn vấn vương, xao xuyến.
Mo Mường là loại hình văn hóa dân gian độc đáo, có sức sống bền bỉ, được truyền dạy qua nhiều thế hệ. Người Mường Phú Thọ luôn tự hào: “Nếu không có Mo thì không có người Mường”.
Nhiều năm trở lại đây, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, giữ vững an ninh - quốc phòng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng, tạo nguồn sinh kế mới cho Nhân dân.