Thanh niên vốn được coi là đối tượng nòng cốt của lực lượng lao động. Thế nhưng ở Việt Nam, có một thực tế là, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gấp 3 lần so với mặt bằng chung và thanh niên học càng cao tỷ lệ thất nghiệp càng lớn.
Trong các số trước, Báo Dân tộc và Phát triển có đăng tải các bài viết phản ánh trại gà của Công ty Hòa Phát Phú Thọ gây ô nhiễm tại khu vực xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ). Sau khi báo đăng tải, cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc, thế nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến nhiều người dân bức xúc.
Theo phản ánh của người dân xóm Hòn Tượng A, thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định), gần 20 năm nay họ phải sống chung với ô nhiễm môi trường, bởi 2 mỏ khai thác đá của Công ty TNHH Hoàn Cầu - Granite và Công ty TNHH Nam Á ngày ngày quần thảo khai thác. Không những vậy, người dân còn phải chịu đựng mùi hôi thối từ 8 trang trại với hàng nghìn con heo, trong đó có 1 trang trại của Công ty TNHH Hoàn Cầu -Granite.
Theo phản ánh của người dân, nhiều năm qua, Trường THCS Phổ Ninh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) phải dạy và học gần một kho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nằm trong khuôn viên nhà trường. Tình trạng này khiến giáo viên, học sinh và phụ huynh vô cùng lo lắng.
Vào những ngày mùa đông, nhiệt độ xuống rất thấp, nhất là vùng núi cao. Theo đó, nhiều người dân thường có thói quen đốt củi sưởi ấm ngay trong nhà. Tuy nhiên, do bất cẩn nên nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra.
Theo phản ánh của tập thể cán bộ, nhân viên bộ phận điện ảnh, từ khi sát nhập Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Bình Định đến nay đã tồn tại nhiều bất cập. Những bất cập này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, công việc của cán bộ trong Trung tâm, đặc biệt là ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao của trung Tâm này.
Được đầu tư gần 30 tỷ đồng để xây dựng, sau đó là tu sửa, cải tạo, tuy nhiên, sau 6 năm được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, Khu căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV ở xã Nam Nung, huyện Krông Nô (Đăk Nông) đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vị trí, hạng mục của di tích đang trở thành phế tích.
Theo quy hoạch, trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An sẽ có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) vừa và nhỏ. Theo đó, một số địa phương đã thu hồi đất sản xuất của người dân để xây dựng KCN, KKT. Điều đáng nói là, không ít diện tích bị thu hồi rồi bỏ hoang, gây lãng phí nguồn tài nguyên, còn người dân thì thiếu đất sản xuất…
Nhằm giải quyết đất ở cho người dân, năm 2003, chính quyền xã Canh Hòa, huyện Vân Canh (Bình Định) đã lập quy hoạch Khu giãn dân Gò Trạm, với diện tích 9.272m2, chia thành 24 lô, cấp cho người dân. Điều lạ là, dự án này hình thành đã 16 năm, nhưng hầu hết những người dân có trong danh sách nhận đất không biết, còn người bị thu hồi đất cũng không hay.
Báo Dân tộc và Phát triển số 93, ra ngày 19/11, có đăng tải bài viết: Hoàng Mai (Hà Nội): Xâm phạm đất công, thu lợi bất chính ở phường Yên Sở. Bài báo phản ánh một số đối tượng đã tự ý xâm phạm khu vực bãi đất (phía sau trường tập bắn, phường Yên Sở) để dùng làm bãi đổ thải từ các nơi chở về gây ô nhiễm môi trường và ngang nhiên thu tiền, gây bức xúc trong dân cư.
Nếu như trước đây, người dân ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tuyên Quang viết đơn thoát nghèo được coi là “hiếm có khó tìm”. Thì đến nay, điều này đã lan tỏa thành một phong trào rộng khắp các vùng khó khăn nhất.
Suốt thời gian dài, nhiều người dân sinh sống ở Bình Thuận đã tiêu thụ khối lượng lớn thịt bò tươi của ông Nguyễn Đình Tân (38 tuổi, thường trú xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Thịt bò của ông Tân có màu tươi rói, giá bán rẻ bất ngờ, hút nhiều khách hàng tấp nập mua. Nhiều người thắc mắc thì được ông lý giải là đại lý lớn nên phân phối rẻ.
Là một địa bàn có diện tích nông nghiệp lớn, nhưng thời gian qua nhiều nông dân tỉnh Nghệ An ồ ạt bỏ đồng ruộng, đất sản xuất đang có nguy cơ bị hoang hóa, an ninh lương thực bị đe dọa...
Báo Dân tộc và Phát triển, số 94, ngày 23/11, có đăng tải bài viết: “Bình Định, kè xây chục tỷ, chưa bàn giao đã tan hoang”. Sau khi báo đăng ngày 27/11/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phan Cao Thắng đã ký Công văn số 7065/UBND-KT (Công văn 7065) đề nghị xử lý vụ việc.
Mặc dù, Bộ Giao thông Vận tải đã có quy định “Tuyệt đối không được sử dụng các thuốc hóa học, thuốc diệt cỏ thay cho cắt cỏ” đối với việc dọn vệ sinh ven đường (QĐ số 1682/QĐ-TCĐBVN). Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều địa phương của tỉnh Đăk Nông vẫn cố tình vi phạm. Tình trạng này sẽ để lại hệ lụy không hề nhỏ trong việc nhiễm độc nguồn nước, hư hại cây trồng và sức khỏe của người dân.
Thời gian gần đây, hàng trăm gia đình từ các vùng miền núi, vùng nông thôn khó khăn đã có những hành động đẹp, đó là viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo để nhường phần hỗ trợ cho những gia đình còn khó khăn hơn. Hành động này đang được cộng đồng làng xóm, xã hội ghi nhận…
Theo thông tin tố cáo của người dân xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 2015 đến năm 2017, cán bộ UBND xã đã “ỉm” hơn 100 triệu đồng tiền Nhà nước hỗ trợ điện sinh hoạt cho hộ nghèo. Điều đáng nói, sự việc được người dân phát giác và tố cáo đã lâu, nhưng đến nay chưa được giải quyết dứt điểm.
Hệ thống kè sông khu dân cư Bắc đường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có chiều dài hơn 600m, giá trị đầu tư gần 12 tỷ đồng. Công trình do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng TP. Quy Nhơn làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty TNHH Thanh Huy, khởi công ngày 30/12/2018. Tuy nhiên, gần đây, khi công trình chuẩn bị bàn giao thì bất ngờ đổ sập hoàn toàn.
Tình trạng lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài đã gây ra nhiều hệ lụy như tai nạn, bị phạt tù thậm chí là thiệt mạng... Mới đây, cái chết thương tâm của 2 công dân huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tại Trung Quốc, một lần nữa gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về thực tế này.
Thời gian gần đây, giá thịt lợn trên thị trường tăng liên tục ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người dân. Hiện nay, tại một số địa phương ở miền Bắc, giá lợn hơi đã lên đến hơn 75.000 đồng/kg; còn ở miền Trung và phía Nam, giá trung bình là hơn 70.000 đồng/kg.