Không có đất thổ cư, hơn 40 hộ người dân tộc Mông ở xóm Khuôn Ngục, xã La Hiên, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) không thể tiếp cận các nguồn hỗ trợ xây dựng nhà của Nhà nước. Thực trạng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo của địa phương.
Làm sao để di dời các hộ dân sinh sống trong rừng đặc dụng, ngăn chặn người dân cơi nới, mở rộng diện tích xâm lấn đất rừng cũng như sử dụng tài nguyên rừng bất hợp pháp là bài toán đang được các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc nỗ lực tìm lời giải. Hiện, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực.
Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số về phòng, chống dịch là nhiệm vụ cấp bách được các ban, ngành, địa phương ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) ưu tiên.
Xác định phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì vậy tỉnh Hòa Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, đặc biệt là các chính sách đặc thù của tỉnh... Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh giảm 50% xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); đến năm 2030, cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.
Bão số 5 có cường độ mạnh, hướng di chuyển phức tạp, lại đổ bộ vào trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cũng như không để dịch bùng phát, hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai nhiều biện pháp để chủ động ứng phó, với mục tiêu vừa chống dịch, vừa ứng phó vỡi bão.
Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong những năm qua, Ba Vì đã lựa chọn được nhiều sản phẩm OCOP dựa trên cơ sở nền tảng các sản phẩm truyền thống, đặc trưng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trên cơ sở những thành quả đạt được, Ba Vì đã, đang phát triển chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ, góp phần xây dựng Nông thôn mới (NTM), nâng cao thu nhập cho người dân.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, tập trung, hiện đại hóa; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 6 lần; đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao… Đó là những kết quả sau 13 năm thực hiện Nghị quyết “Tam nông” (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn) tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Giờ đây, thị xã Quảng Yên đã trở thành một trong những điểm sáng phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Nhiều huyện miền núi ở Nghệ An đã sử dụng vật liệu sẵn có là tre, nứa, mét để làm nhà dã chiến phục vụ cách ly cho công dân từ xa về. Với cách làm linh hoạt này, không chỉ giảm sự quá tải cho các khu cách ly hiện có, mà còn là giải pháp để các địa phương trả lại trường lớp - vốn đã được trưng dụng làm nơi cách ly trước đó, cho các trường thực hiện nhiệm vụ năm học mới.
Chiều 8/9, UBND tỉnh Bình Phước đã có Công văn số 3014/UBND-KGVX đề nghị tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với dân tộc Kinh, trên địa bàn Đồng Nai còn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chung sống như: Chơro, Mạ, Xtiêng, Dao, Khmer, Tày, Nùng… Bên cạnh các phong tục quen thuộc, đồng bào các DTTS ở Đồng Nai còn có nhiều phong tục, tín ngưỡng thú vị. Trong đó, nổi bật là tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Định Quán; tục gửi con, gửi họ và lễ cấp sắc của người Dao…
Nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số, vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Lơ Ku (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống".
Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị vừa xuất bản đầu sách “Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô” tập 1. Sách do tác giả Y Thi làm Chủ biên, tập hợp 41 bài viết của 6 tác giả, trong đó đa phần là hội viên Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh.
Tuyên Quang là địa phương có nguồn tài nguyên nước dồi dào, với mạng lưới sông, suối khá dày đặc và chế độ thủy văn của sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Ngoài ra, địa phương còn có trên 500 sông ngòi nhỏ và trên 2.000 ao hồ có ảnh hưởng lớn đến nguồn nước mặt, nước ngầm. Theo đó, tỉnh Tuyên Quang luôn đẩy mạnh giải quyết các vấn đề về bảo đảm nguồn nước cho người dân.
Xóa đói, giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người thu nhập thấp, hộ có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vươn lên. Trong nhiều năm qua, những chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch… lồng ghép các chính sách giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương. Nhờ đó, rất nhiều gia đình nghèo khó đã có động lực để vươn lên thoát nghèo, an cư lạc nghiệp.
Đến thời điểm này, tỉnh Lào Cai có 61 xã về đích nông thôn mới (NTM). Không thể phủ nhận hiệu quả tích cực mà Chương trình mục tiêu Quốc gia này đã và đang mang lại trong đời sống của người dân, đăc biệt là các thôn bản vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại đó là, có những xã tuy đã về đích vài năm nay, những vẫn còn một số tiêu chí chưa hoàn thành đến nay vẫn còn "nợ"; thậm chí có những tiêu chí hiện không duy trì được sau khi về đích NTM…Thực tế này đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp, cần quan tâm tìm giải pháp khắc phục, tự vươn lên để Chương trình xây dựng NTM đi vào thực chất và mang tính bền vững.
Hòa nhịp với cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ người Co ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) giờ đây không chỉ say mê trong nhịp cồng chiêng, mà còn truyền bá, giới thiệu di sản văn hóa của đồng bào mình bằng các phương tiện phù hợp.
Thôn Nghè Mản, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) có một khu rừng lim xanh cổ thụ quý hiếm (khoảng 4 ha) với khoảng 200 cây, do đồng bào Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay) quản lý. Rừng có những cây lim từ 100 đến 200 năm tuổi, cao vài chục mét, có thân cây vài người ôm không xuể. Hàng trăm năm qua, đồng bào luôn xem rừng lim là báu vật của làng nên ra sức bảo vệ nghiêm ngặt.
Công an TP. Hà Nội vừa có thông báo về việc tổ chức triển khai Quy trình xét duyệt, cấp Giấy đi đường, Thẻ đi mua hàng thiết yếu tại Vùng 1 theo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.
Nhận thấy cây dược liệu cho hiệu quả cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Chư Sê (Gia Lai) đã tập trung đẩy mạnh, phát triển cây dược liệu nhằm giúp người dân tìm được hướng đi mới, giải quyết vấn đề việc làm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời, hướng đến xây dựng trung tâm dược liệu của tỉnh vào năm 2025.