Trước thềm năm học mới 2021 - 2022, tỉnh biên giới Lai Châu vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid -19, khi không có ca bệnh thứ phát trong cộng đồng. Đây điều kiện thuận lợi để học sinh trên địa bàn yên tâm tựu trường. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi đó, tỉnh cũng đang gặp khó khăn khi thiếu gần 700 giáo viên ở các ấp học.
Những năm qua, các địa phương trong tỉnh Hà Giang đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có thêm điều kiện phát triển sản xuất, từng bước góp phần nâng cao đời sống và thúc đẩy KT -XH phát triển.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Phù Yên (Sơn La) trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh, Công an huyện Phù Yên đã băng rừng, vượt núi đến từng hộ dân trên địa bàn vùng cao để hỗ trợ, cung cấp các loại nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con.
Trên mỗi bàn thờ gia đình luôn có một không gian riêng rất trang trọng dành thờ di ảnh của Bác Hồ. Đó là cách mà người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đến Người.
Dịch bệnh kéo dài, người lao động mất việc làm, giảm thu nhập, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, tỉnh Quảng Ninh đã và đang khẩn trương rà soát, thống kê các đối tượng bị ảnh hưởng để kịp thời triển khai chính sách, tháo gỡ khó khăn cho người lao động và người sử dụng lao động.
Huyện Bù Đăng có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, vì vậy thời gian qua, huyện đã triển khai hiệu quả đồng bộ các chính sách chăm lo cho đồng bào DTTS.
Với tỷ lệ thanh niên tôn giáo chiếm trên 45% thanh niên toàn tỉnh, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn - Hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ đó, phát huy vai trò của tuổi trẻ trong công tác tôn giáo trước những yêu cầu mới.
Giữa mênh mông cao nguyên “18 quả đồi bát úp” ở miền biên viễn cực Tây Tổ quốc, Trường Mầm non Si Pa Phìn như một quần thể những khu vườn cổ tích thu nhỏ, mỗi ngày ríu rít tiếng trẻ thơ…
Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) tại vùng đồng bào các DTTS của tỉnh Hòa Bình là cách làm đang được Ban Dân tộc tỉnh phối hợp cùng các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương triển khai, thực hiện có hiệu quả.
Tháng 8, Tây Nguyên đang giữa mùa mưa, nhưng năm nay tình trạng nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít nên vẫn dẫn đến hạn hán cục bộ diễn ra gay gắt ở một số địa phương. Hàng nghìn héc ta cây trồng ở Đắk Lắk thiếu nước tưới, nguy cơ mất mùa hiện hữu, người nông dân đứng ngồi không yên.
Qua 10 năm đi vào đời sống, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo của tỉnh Gia Lai.
Thời gian qua, các địa phương của tỉnh Bạc Liêu có đông đồng bào Khmer sinh sống luôn tạo điều kiện, hỗ trợ bà con xây dựng nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, có thu nhập ổn định, cũng như trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó, góp phần cùng với địa phương hoàn thành mục tiêu vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Thôn Hin Đăm, xã Kiên Mộc, trước đây là một trong những thôn đặc biệt khó khăn của huyện Đình Lập. Nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng đã góp phần thay đổi bộ mặt của thôn.
Vùng đất quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) đang từng ngày phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện. Truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương với cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (28/8/1959) lưu danh sử sách sẽ mãi là nguồn sức mạnh để các thế hệ người dân trên vùng đất quế nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Việc thực hiện chính sách xã hội, nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới, quy mô trường lớp được củng cố, phát triển đáp ứng được nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của người dân khu vực miền núi, là động lực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) và rút ngắn khoảng cách vùng miền.
Khi sự phát triển hài hòa giữa các dân tộc được coi là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững, thì việc giải quyết tốt vấn đề dân tộc trở thành một nhiệm vụ chiến lược đối với tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung.
Với tinh thần đoàn kết, chia sẻ, chung tay chống dịch Covid-19, ngày 27/8/2021, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ ra quân cử Đoàn cán bộ y tế vào hỗ trợ Bình Dương chống dịch Covid-19.
Trong đời sống văn hóa của đồng bào Mông, bên cạnh những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc thì cũng có không ít những hủ tục tồn tại lâu đời. Những hủ tục này đã cản trở sự phát triển của đồng bào. Để xóa bỏ được những hủ tục là cả một quá trình nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Kết quả cho đến nay, nhiều hủ tục trong ma chay, cưới hỏi của đồng bào Mông ở Thanh Hóa đã được xóa bỏ, thay vào đó là những nét văn hóa tốt đẹp được phát huy.
Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương vẫn quan tâm phát triển phong trào thể dục - thể thao (TDTT) phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị, thích ứng tình hình hiện tại. Qua đó, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, nâng cao thể chất, tinh thần nhân dân.