Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phong trào thể dục - thể thao thích ứng tình hình mới

PV - 11:09, 27/08/2021

Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương vẫn quan tâm phát triển phong trào thể dục - thể thao (TDTT) phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị, thích ứng tình hình hiện tại. Qua đó, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, nâng cao thể chất, tinh thần nhân dân.

Phong trào thể dục - thể thao thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Phong trào thể dục - thể thao thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Thời gian qua, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh An Giang tích cực triển khai thực hiện phong trào TDTT gắn với các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, kể cả vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, từ thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, người lao động (NLĐ), lực lượng vũ trang.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang đã phối hợp tốt với các sở, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động TDTT phục vụ nhiệm vụ chính trị và các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh, lễ hội truyền thống của các địa phương. Qua đó, phong trào TDTT quần chúng ngày càng phát triển phong phú, đa dạng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ nông thôn đến thành thị tham gia luyện tập TDTT thường xuyên... tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, sống vui, sống khỏe trong nhân dân.

Các giải thể thao quần chúng được tổ chức đều đặn, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức cho nhiều đối tượng, địa bàn từ thành thị đến nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các môn thể thao dân tộc và các hoạt động TDTT mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi. Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường được thường xuyên duy trì, nhất là giờ thể dục chính khóa có 100% số trường thực hiện, trên 83% số trường thực hiện giờ thể dục ngoại khóa.

Riêng TDTT trong lực lượng vũ trang luôn được ngành Công an, Quân sự quan tâm chỉ đạo các đơn vị tổ chức hoạt động. Công nhân, viên chức, người lao động tham gia tập luyện TDTT chiếm trên 83,5%. Phong trào TDTT người cao tuổi tiếp tục phát triển và được duy trì thường xuyên với các môn thể thao, như: Đi bộ, thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền hơi...

Nhiều địa phương huy động tốt nguồn lực trong nhân dân xây dựng hệ thống nhà tập, sân bãi, trang thiết bị dành cho hoạt động tập luyện, thi đấu TDTT. Ngoài ra, các loại hình, nhóm, tổ, câu lạc bộ TDTT trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động thường xuyên và ngày càng phát triển hiệu quả, như: Thể dục dưỡng sinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, xe đạp, võ thuật, bơi lội… thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện.

Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân chủ động điều chỉnh cách tập luyện và lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng phòng, chống dịch bệnh. Nhiều người đã chuyển sang tập luyện TDTT tại nhà, tránh tụ tập đông người.

Anh Nguyễn Trọng Thanh, ngụ thị trấn An Châu, huyện Châu Thành (An Giang) chia sẻ: “Trước khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại địa phương, tôi thường chơi đá banh hay quần vợt cùng với bạn bè, đồng nghiệp. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi duy trì tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe, bằng việc đi bộ quanh sân nhà vào buổi sáng sớm và tập tạ ở nhà vào buổi chiều tối”.

Để đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể TDTT của nhân dân, cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phát triển đa dạng các hình thức tập luyện và thi đấu TDTT ở cơ sở. Đồng thời, tiếp tục phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện và thi đấu TDTT ở cơ sở, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển phong trào tập luyện TDTT trong lực lượng công nhân, viên chức, NLĐ, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân. Ngoài ra, thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực phát triển TDTT…/.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 5 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 10 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 14 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 14 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.