Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Ủy Ban Dân tộc sau ban hành đã tác động tới việc thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái nói chung, huyện Văn Yên nói riêng, đặc biệt là các chính sách đối với giáo dục. Song với việc bám sát thực tế cơ sở, cùng quyết tâm chính trị cao, những giải pháp bước đầu mà huyện Văn Yên áp dụng sẽ cơ bản gỡ nút thắt về ăn, nghỉ, đi lại của học sinh bán trú ngay từ đầu năm học mới.
Trước tình hình số ca bệnh Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng cao, nhất là ở các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ở khu vực này. Đặc biệt là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.
Bà con người Thái trắng và Mường quê gốc Sơn La, cư trú tại huyện Kbang (Gia Lai) vừa đón một cái Tết Xíp xí đơn giản, nhưng không kém phần ấm áp ngay giữa mùa dịch.
Dịch bệnh Covid-19 phức tạp, trong khi mùa mưa bão đã đến gần, các huyện miền núi có những bước chuẩn bị như thế nào để thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa ứng phó thiên tai?
Sáng nay 25/8, 2 "Siêu thị mini 0 đồng" đã được mở cửa tại Nhà văn hóa phường Kim Giang và Trường Tiểu học Đức Giang để trợ giúp người lao động khó khăn, công nhân mất việc làm, sinh viên nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ngày 24/8, tại trụ sở UBND phường Hồng Sơn, TP. Vinh (Nghệ An), Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Vinh và Thành đoàn Vinh khai trương "Gian hàng 0 đồng - Ấm lòng mùa dịch".
Để chuẩn bị đón học sinh ở các điểm trường lẻ về điểm trường chính học tập trong năm học 2021-2022, các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh ở các bản vùng cao Nghệ An đã phải đi tìm tranh, tre, nứa trong thôn, bản làm nguyên vật liệu để sửa sang lại phòng ở, giường ngủ cho học sinh bán trú. Trong hoàn cảnh khó khăn, thì những người thầy trên bục giảng lại bất đắc dĩ trở thành những tay thợ mộc lành nghề.
Trước tình hình dịch bệnh tại Nghệ An đang rất phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh này đã nâng cao hơn một mức, sớm hơn một bước về quy trình, các bước, biện pháp chống dịch. Hiện tại, đã có 14/21 huyện, thành, thị áp dụng Chỉ thị 16, còn lại 7 đơn vị khác áp dụng Chỉ thị 15 để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.
Nhờ làm tốt các biện pháp nghiệp vụ, từ đầu năm đến nay, Đồn Biên phòng (ĐBP) Thanh Luông, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên đã liên tiếp triệt phá các vụ án liên quan đến tàng trữ, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy, bắt giữ, xử lý 42 vụ, với 44 đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ số lượng lớn tang vật. Thông qua đó, đã góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn biên giới.
Sáng nay, 23/8, trên 18.000 học sinh lớp 1 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chính thức tựu trường. Các trường học đã chuẩn bị chu đáo điều kiện, nhất là các phương án phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên.
Những năm qua, huyện Chư Păh (Gia Lai) quan tâm tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hơn bao giờ hết, tỉnh Sóc Trăng đang căng mình chiến đấu với “giặc Covid”. Để chủ động phòng, chống và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, những ngày qua, các phum sóc, các xã có đông đồng bào Khmer đang thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chung tay sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Hai xã Hòa Phú và Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) hiện có gần 400 hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống. Đại dịch Covid-19 lan ra nhiều nơi trên địa bàn Thành phố, song đến thời điểm này, những vùng đất người Cơ Tu sinh sống vẫn đang là “vùng xanh”. Để bảo vệ vùng đất mình an toàn, đồng bào Cơ Tu đã đồng lòng thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
Trải qua 3 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền An ninh biên giới quốc gia” của bản Huồi Viêng, xã Đọoc Mạy, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có nhiều mô hình, sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, vừa giúp đỡ các hội viên phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống, vừa góp phần bảo vệ an ninh trật tự bản làng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới.
Chương trình phát thanh bằng tiếng Ba Na do Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao (VHTT&TT) huyện Kông Chro (Gia Lai) triển khai thực hiện từ tháng 9/2019 đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tháp Mường Luân - di tích kiến trúc nghệ thuật cổ thuộc xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) do Nhân dân hai nước Việt - Lào xây dựng vào giữa thế kỷ XVI. Được coi như “thần hộ mệnh” bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân bản, tháp Mường Luân còn là biểu tượng thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào.
Thời gian qua, công tác đào tạo lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã được tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm.
“Phải chủ động tìm kiếm cơ hội thoát nghèo, làm giàu chính đáng, để không hổ danh là đảng viên sống ở nơi Bác Hồ đã từng đặt chân đến chứ...”. Lời của Bí thư Chi bộ Triệu Văn Đại, thôn Bản Khẻ, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) như thay lời của những đảng viên nơi này. Vững tin theo Đảng, theo Bác Hồ, tự tin làm giàu nơi đất quê, là cách những đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỏa sáng, để bà con noi theo.
Ngân Thủy là xã miền núi rẻo cao của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), có 6 thôn, 667 hộ, trong đó có 339 hộ người dân tộc Bru Vân Kiều. Trước đây, nói đến Ngân Thủy, ai cũng nghĩ ngay đến một vùng quê nghèo khó, giao thông đi lại khó khăn. Thế nhưng giờ đây, Ngân Thủy đã thực sự đổi mới với những địa danh du lịch và nhiều thành tựu đáng kể trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, là điểm sáng trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Ngãi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới (GDPTM) đối với khối lớp 2 và lớp 6. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình GDPTM đã cơ bản hoàn tất.